Cách giúp trẻ đối phó với cảm xúc tiêu cực khi tè dầm

Các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực đã được chứng minh làm cho tình trạng đái dầm sau một đêm ngủ ở trẻ nhỏ có thể trở nên tồi tệ hơn. Vậy điều đó có nghĩa là cảm xúc tiêu cực hay căng thẳng ở trẻ và đái dầm có mối liên hệ với nhau? Câu trả lời là không. Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Căng thẳng và lo lắng có thể không giúp trẻ giảm làm ướt giường, mà nó có thể làm cho chứng đái dầm ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Khi trẻ dần lớn lên, chúng ngày càng tự ý thức về mọi chuyện trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả việc tè dầm vào ban đêm. Những đứa trẻ trong độ tuổi này đang phải đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như cảm giác xấu hổ, ngượng ngùng vì đã làm ướt giường.

Trong giai đoạn này, trẻ rất cần những sự động viên cũng như chia sẻ từ phía cha mẹ của chúng và dưới đây là một số cách cha mẹ có thể hỗ trợ về mặt tinh thần để trẻ có thể sớm vượt qua giai đoạn này.

1. Làm gì khi trẻ cảm thấy xấu hổ về bản thân vì chúng tè dầm?

Cho dù cha mẹ của trẻ có thường xuyên trấn an trẻ rằng việc làm ướt giường là việc trẻ không thể kiểm soát và đó không phải lỗi của trẻ, nhiều đứa trẻ trong số này vẫn có thể cảm thấy xấu hổ hoặc mặc cảm về bản thân. Để giải quyết những mối quan tâm thực sự của trẻ, cha mẹ nên sẵn sàng để đối mặt và giải thích cho trẻ hiểu một số điều trẻ thường nói sau đây:

  • Nếu trẻ nói “Có điều gì đó không ổn với con khi con liên tục mắc phải chứng đái dầm.” Một lần nữa, cha mẹ hãy khẳng định lại với trẻ việc làm ướt giường là hoàn toàn bình thường - rằng cơ thể của một số trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để giữ cho chúng hoàn toàn khô ráo vào ban đêm. Nhấn mạnh cho trẻ biết đây hoàn toàn không phải lỗi của chúng "đó không phải là con, mà là cơ thể của con chưa đủ phát triển để có thể kiểm soát tốt tình trạng này”. Đặc biệt, yếu tố di truyền cũng có liên quan đến việc trẻ tè dầm khi bố mẹ của chúng cũng thường xuyên làm ướt giường lúc còn nhỏ
  • Nếu trẻ thất vọng và nói "Có lẽ con là đứa trẻ duy nhất còn đái dầm". Hãy cho trẻ biết một số thông tin về tình trạng này. Theo Học viện Nhi khoa, khoảng 5 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ thường xuyên làm ướt giường, bao gồm 10% trẻ 7 tuổi và 5% trẻ 10 tuổi. Đặt các con số trong ngữ cảnh mà trẻ có thể hiểu được: Ở tuổi 7, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ. Điều đó có nghĩa là có thể có những bạn cùng lứa trong lớp học của trẻ, trong đội bóng đá của trẻ, hoặc trong đội Hướng đạo sinh của trẻ cũng có cùng một vấn đề với chúng
  • Nếu trẻ cảm thấy suy sụp "Con không thể ngủ qua đêm hoặc đi cắm trại cùng đám bạn cùng trang lứa vì chúng sẽ phát hiện ra con vẫn còn tè dầm mất" Bỏ lỡ các chuyến dã ngoại qua đêm cùng các bạn đồng trang lứa để khám phá thế giới là một điều khó khăn đối với trẻ em. Cha mẹ trẻ hãy thừa nhận mối quan tâm của con và sau đó đưa ra một số giải pháp thiết thực, chẳng hạn như đóng gói đồ lót dùng một lần và đặt vào đáy chiếc balo mà trẻ mang theo. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong chuyến dã ngoại
  • Nếu trẻ nói "Đừng nói với ai con làm ướt giường!" Hãy đảm bảo với trẻ rằng cha mẹ sẽ không nói với bất cứ ai không cần biết, nhưng hãy chỉ ra rằng đôi khi điều quan trọng là phải nói với những người lớn khác có thể giúp đỡ - ví dụ như ông bà của trẻ nếu trẻ qua đêm ở nhà họ. Cha mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ rằng người thân, bố mẹ, bạn bè và giáo viên của trẻ có thể biết những bé khác cũng thường xuyên đái dầm nhưng họ tôn trọng và không tiết lộ chuyện đó với bất kỳ ai
Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?
Khi trẻ dần lớn lên, chúng ngày càng tự ý thức về mọi chuyện trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả việc tè dầm vào ban đêm

2. Làm gì khi trẻ lo lắng mình sẽ bị trêu chọc vì tình trạng tè dầm

Bị trêu chọc và thậm chí chỉ là sợ bị trêu chọc về việc làm ướt giường là những mối quan tâm phổ biến chính đáng của trẻ em. Do đó, bố mẹ nên có một số cách động viên để trẻ bớt lo lắng và căng thẳng về vấn đề này:

  • Nếu trẻ nói: "Con sợ các bạn sẽ trêu chọc con nếu chúng phát hiện ra con vẫn còn làm ướt giường." Cha mẹ hãy giúp trẻ tìm ra các phương pháp để đối phó với những lời trêu chọc, trong trường hợp nỗi sợ hãi tồi tệ nhất mà trẻ không mong muốn ấy trở thành sự thật. Nhắc nhở trẻ rằng những đứa trẻ khác trêu chọc chúng vì chúng muốn thấy con phản ứng lại, vì vậy, phớt lờ lời trêu ghẹo và bỏ đi có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn các trò trêu chọc.
  • Nếu trẻ thực sự muốn đáp trả lại những lời trêu chọc từ đám bạn, hãy chuẩn bị sẵn cho bé một số kịch bản có thể xảy ra ở nhà. Trẻ cảm thấy càng chuẩn bị kỹ càng thì càng dễ giữ bình tĩnh. Thực hành có thể giúp trẻ cảm thấy đủ tự tin để nói điều gì đó thực tế và đi đúng trọng tâm trong cuộc nói chuyện của mình. Với một người bạn, trẻ có thể nói: "'Điều này xảy ra với rất nhiều đứa trẻ. Bạn thật tốt, vì vậy tôi biết bạn sẽ không trêu chọc tôi, phải không?" Nếu một đứa trẻ khác phát hiện ra trẻ dùng đồ lót sử dụng một lần khi đi cắm trại cùng nhau, bé có thể nói, "Đúng, tôi mặc những thứ này vì tôi là người ngủ ngon và đôi khi cơ thể không đánh thức tôi để đi vệ sinh." Và luôn có một câu mang đầy tính thách thức đi kèm, "Vậy thì sao?"
trẻ lo lắng
Bị trêu chọc và thậm chí chỉ là sợ bị trêu chọc về việc làm ướt giường là những mối quan tâm phổ biến chính đáng của trẻ em
  • Nếu trẻ nói: "Con không muốn đi học." Khi một đứa trẻ đang rất bình thường vui vẻ vào buổi sáng bỗng cảm thấy nặng nề, kêu đau bụng, bắt đầu có vấn đề trong học tập hoặc muốn bỏ các hoạt động ngoại khóa, điều đó có thể chứng tỏ trẻ đang bị trêu chọc hoặc bắt nạt. Đừng phủ nhận hoặc làm sáng tỏ mối quan tâm của trẻ. Cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra. Nói chuyện với giáo viên của trẻ để xem họ có quan sát được gì không và yêu cầu họ góp ý và tìm cách giúp đỡ.
  • Nếu trẻ nói: "Con phát ốm vì chị gái / anh trai luôn giễu cợt con”. Trên thực tế, có lẽ cha mẹ không thể ngăn những đứa trẻ khác chế nhạo anh chị em của chúng vì đã làm ướt giường, nhưng họ hoàn toàn có thể đặt ra những quy định nếu cần thiết rằng có những chuyện trêu chọc nhau không phải là việc được khuyến khích. Nếu việc trêu chọc xảy ra, hãy nói chuyện với anh chị em của trẻ đang bị xúc phạm. Hỏi chúng cảm giác bị trêu chọc như thế nào. Giải thích rằng việc làm ướt giường không có nghĩa là anh / chị / em của anh ấy là đáng xấu hổ - nó chỉ có nghĩa là cơ thể của họ mất nhiều thời gian hơn để giữ khô ráo vào ban đêm. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không bao giờ trêu chọc anh chị em của chúng về việc làm ướt giường trước mặt những đứa trẻ khác.

Đái dầm là vấn đề phổ biến đối với những trẻ dưới 7 tuổi, thậm chí cho đến khi chúng 10 tuổi. Đối với những đứa trẻ đã lớn và ý thức được bản thân, đái dầm có thể gây cảm giác khó chịu, xấu hổ và khiến cha mẹ chúng bực bội. Tất nhiên đái dầm hiếm khi được đề cập đến trong những cuộc nói chuyện giữa những đứa trẻ đồng trang lứa hoặc thậm chí giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên điều này lại có thể khiến những đứa trẻ mắc chứng đái dầm cảm thấy căng thẳng, xấu hổ và luôn tự ti về bản thân. Điều cha mẹ cần làm là những cuộc nói chuyện rõ ràng với trẻ và đưa ra những giải pháp để đối phó với những cảm xúc tiêu cực khi chúng đái dầm.

đái dầm
Đái dầm là vấn đề phổ biến đối với những trẻ dưới 7 tuổi, thậm chí cho đến khi chúng 10 tuổi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, chop.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

303 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan