Cách xử lý khi bé bị lên lẹo mắt

Bé bị lên lẹo ở mắt là tình trạng xuất hiện một khối tròn nhỏ, sưng đỏ, gây đau bờ mi mắt, ở một hoặc cả hai mắt. Nếu biết chăm sóc đúng cách thì lẹo mắt không gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy khi trẻ con bị lên lẹo ở mắt phải làm sao? Sau đây là cách xử lý mà cha mẹ nên thực hiện.

1. Nguyên nhân khiến bé lên lẹo mắt

Lẹo mắt thường do tụ cầu hoặc vi khuẩn,nấm xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính.

Một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất là nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus (chiếm 90-95%). Vi khuẩn này thường tập trung nhiều ở mũi của bé, khi bé dùng tay chạm vào mũi và vô tình đưa lên mặt sẽ là cơ hội để vi khuẩn lây lan và gây bệnh

2. Triệu chứng khi bé lên lẹo ở mắt

Khi bé bị lên lẹo mắt, thường sẽ có hành động gãi và dụi quanh mắt do cảm thấy ngứa, sau đó mắt sưng đỏ và bé bắt đầu thấy đau.

Sau một vài ngày, vết thương bắt đầu sưng to, đỏ ở bên ngoài và có nhân vàng bên trong hoặc chảy nước trắng. Đây là lúc bố mẹ cần có biện pháp chữa trị kịp thời cho con.

3. Trẻ con bị lên lẹo ở mắt phải làm sao?

Thông thường bé lên lẹo ở mắt sẽ hết sau 1 tuần kể từ thời điểm khởi phát. Tuy nhiên, bố mẹ cần chăm sóc đúng cách để tổn thương ở mắt bé biến mất và không để lại biến chứng:

  • Trong khoảng thời gian này, các bố mẹ cần hạn chế tối đa việc để bé gãi lên mắt. Hành động này sẽ gây vỡ mủ và nhiễm trùng
  • Vệ sinh mắt cho bé bằng nước muối ấm và khăn sạch mềm mại, việc này giúp vết thương thông thoáng và sạch vi khuẩn
  • Dùng khăn nhúng nước ấm sau đó vắt thật khô và chườm lên vị trí sưng
  • Tuyệt đối không tự ý bóp nặn mủ. Hành động này sẽ gây nhiễm trùng ở vết thương
  • Nên để bé sinh hoạt trong môi trường có không khí trong lành, tránh ô nhiễm bởi khói và bụi, vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ bằng xà phòng
  • Bên cạnh đó hãy chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, tránh ăn các đồ ăn có tính nóng.

4. Khi nào lên lẹo mắt ở bé cần đến gặp bác sĩ

Mặc dù bé bị lẹo mắt có thể tự khỏi nhưng các trường hợp dưới đây, bố mẹ cần đứa trẻ tới gặp bác sĩ :

  • Nếu thấy mụt lẹo bao phủ toàn bộ mi mắt trên hoặc mí mắt dưới, vết lẹo ngày càng sưng to hơn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển bệnh viêm tế bào quanh ổ mắt
  • Nếu mụt lẹo không tự vỡ sau một tuần chườm ấm hoặc bé xuất hiện vết lẹo mới ngay sau khi vết lẹo cũ biến mất
  • Nếu bé mệt mỏi và bị sốt trên 37,5 độ
  • Thị lực của trẻ trong thời gian này giảm, không nhìn rõ.

5. Cách phòng tránh lẹo cho bé

Lẹo ở mắt bé thường do vi khuẩn gây ra, vậy nên bố mẹ cần giữ sạch và tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt bé bằng những phương pháp đơn giản dưới đây:

  • Giữ vệ sinh mắt và bờ mi cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và khói bụi
  • Thường xuyên vệ sinh tay chân cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,các hoạt động bên ngoài
  • Tập cho bé thói quen không dụi mắt
  • Không sử dụng chung khăn mặt với người khác, khăn mặt cần được giữ sạch sẽ.

Trên đây là cách xử lý khi bé bị lên lẹo mắt. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu nhận thấy tình trạng lẹo mắt ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để xử trí phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan