Cần chăm sóc tâm lý nếu trẻ không muốn đi học

Rất nhiều trẻ không muốn đi học do các nguyên nhân tâm lý như lo lắng và trầm cảm, đây là một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là trẻ không muốn đi học (school refusal). Sau một thời gian nghỉ học dài do dịch Covid-19, tình trạng trẻ không muốn đi học có thể sẽ tăng lên. Vậy bố mẹ cần chuẩn bị gì để đối phó với tình trạng này?

1. Các biểu hiện của trẻ không muốn đi học?

Mỗi năm, hàng ngàn học sinh không muốn đi học vì lo lắng và trầm cảm, đây là một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là trẻ không muốn đi học (school refusal). Theo thống kê, khoảng 1-2% trẻ em không muốn đi học, rất đau khổ trước viễn cảnh phải đến trường mỗi ngày. Khi trẻ không muốn đi học, bố mẹ có thể cảm thấy mỗi sáng như một trận chiến, phải rất vất vả để tìm cách đưa trẻ đến trường. Trẻ không muốn đi học có thể có các biểu hiện như:

  • Khóc, nổi cơn thịnh nộ, la hét khi được yêu cầu đi học.
  • Nhốt mình trong phòng, không chịu rời nhà, năn nỉ bố mẹ để được ở nhà,
  • Tìm các lý do để tránh việc đi học như nói dối mình bị ốm, đau nhức và cần ở nhà nghỉ ngơi, ...

2. Tại sao trẻ không muốn đi học?

Các lý do có thể khác nhau theo độ tuổi và hoàn cảnh. Trẻ 3 tuổi không muốn đi học thường do tâm lý không muốn rời xa ba mẹ, sợ hãi với môi trường mới. Ngoài ra, sau một thời gian nghỉ học do ốm đau, hoặc nghỉ lễ, một số trẻ không muốn đi học trở lại. Tuy nhiên, không thể xác định được một yếu tố hay cá nhân riêng lẻ nào tác động đến vấn đề tại sao trẻ không muốn đi học. Điều này thường được gây ra bởi sự tương tác phức tạp của các yếu tố nguy cơ liên quan như:

  • Có các sự việc gây xung đột xảy ra ở nhà hoặc ở trường với bạn bè, thầy cô khiến bé căng thẳng, lo lắng, sợ hãi.
  • Trẻ bị chuyển trường, thay đổi môi trường học tập mới.
  • Trẻ bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc,
  • Kết quả học tập kém khiến trẻ sợ đến lớp.

Một vấn đề đáng lo ngại là thời gian nghỉ học dài do đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhiều trẻ không muốn đến trường hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng ở tỷ lệ trẻ từ chối đến trường tăng 300% ở một khu vực của nước Úc có thời gian đóng cửa trường học dài do dịch Covid-19. Một nghiên cứu tương tự ở Hoa Kỳ đã cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng trẻ em và thanh niên trong độ tuổi đi học không muốn đến trường sau khi đang trải qua sự lo lắng hoặc trầm cảm trong đại dịch.

Trẻ không muốn đi học do tâm lý không muốn rời xa ba mẹ
Trẻ không muốn đi học do tâm lý không muốn rời xa ba mẹ

3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ không muốn đi học?

Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề trẻ không muốn đi học là cố gắng hiểu vấn đề theo cách nhìn nhận của bé. Bố mẹ cần xác định lý do tại sao trẻ gặp khó khăn khi đến trường. Bố mẹ cần nói chuyện với trẻ về trường học và lý do tại sao trẻ không muốn đi học. Cố gắng tìm hiểu xem liệu trẻ có đang gặp vấn đề với bạn bè đồng trang lứa hoặc giáo viên, hoặc liệu trẻ có đang cố gắng trốn tránh điều gì đó hay không. Một câu hỏi gợi mở bố mẹ có thể sử dụng để tìm hiểu ý kiến của trẻ như "Nếu con có thể thay đổi một điều về trường học, đó sẽ là gì?"

Nếu trẻ cảm thấy khó nói về vấn đề này, bố mẹ hãy yêu cầu trẻ đánh giá từng phần trong ngày học, ví dụ như đi xe buýt, lớp học, giáo viên, bạn bè đồng trang lứa, giờ giải lao và nghỉ trưa. Trẻ nhỏ hơn có thể dễ dàng cho bạn biết cảm giác của chúng hơn bằng cách chỉ vào các biểu tượng như mặt buồn hoặc mặt cười.

Ngoài ra, bố mẹ hãy suy nghĩ, có vấn đề gì xảy ra trong gia đình ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, khiến trẻ không muốn đến trường, như gia đình vừa chuyển đến nơi ở mới, khi đi học trẻ lo lắng cho ai đó ở nhà, hoặc vật nuôi gia đình đang bị ốm,...

Xem ngay: Trẻ có lo lắng khi đi học không?

4. Tìm giải pháp cho việc trẻ không muốn đi học

Sau khi xác định rõ vấn đề khiến trẻ không muốn đi học, bố mẹ hãy tìm ra giải pháp phù hợp nhất với trẻ. Phối hợp cùng với thầy cô, nhà trường để giúp việc đến trường của trẻ trở nên dễ chịu hơn. Nếu trẻ quá lo lắng, sợ hãi, bố mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đến khám bác sĩ tâm lý.

Khuyến khích trẻ đến trường bằng cách thường xuyên khen ngợi, thể hiện sự tin tưởng trẻ. Cùng trẻ chuẩn bị đồng phục, bữa trưa, cặp sách vào buổi tối hôm trước. Khen thưởng khi trẻ đi học thường xuyên và có sự tiến bộ trong học tập.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan