Chảy máu trong tai có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chảy máu tai là một triệu chứng thường gặp trong chuyên khoa tai - mũi - họng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tổn thương da, chấn thương đầu, nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ, ung thư tai hoặc thay đổi áp suất trên máy bay, lặn,...

1. Cấu tạo chung của tai:

Cấu tạo của tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài lại được chia ra làm 2 phần gồm: ống tai sụn bên ngoài và phần ống tai xương bên trong. Phần ống tai sụn bên ngoài có các lông và các tuyến lông cũng như tuyến tạo ráy tai để ngăn cản và đẩy các chất dơ ra ngoài. Các phần còn lại từ màng nhĩ đi vào lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế nghe và giữ thăng bằng của cơ thể. Vì vậy việc chảy máu trong tai có thể đến từ bất cứ vùng tai nào và cần được quan tâm đúng mức để tránh các biến chứng đáng tiếc.

Nút ráy tai
Chảy máu có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào của tai

2. Chảy máu tai có nguy hiểm không?

Chảy máu tai nếu không do nguyên nhân chấn thương thì thường không phải là một cấp cứu, nhưng các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài như thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng, thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng cách. Các biến chứng thường gặp của chảy máu tai gồm:

  • Thay đổi nhận thức ngôn ngữ
  • Mất thính lực
  • Ù tai
  • Đau đầu thường xuyên
  • Chóng mặt
  • Các vấn đề về mất cân bằng.
Ù tai chóng mặt
Ù tai chóng mặt có thể là biến chứng của chảy máu tai

3. Các nguyên nhân gây chảy máu tai:

Các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng chảy máu tai gồm có:

  • Chấn thương nông ở da: các vết thương, vết cắt hoặc trầy xước da tai do dùng tăm bông, vật cứng ngoáy tai thường chỉ có triệu chứng đau nhẹ ở vùng tổn thương
  • Dị vật trong tai: thường gặp ở trẻ em khi trẻ đưa những vật nhỏ như kẹo, đồ chơi vào tai, ngoài ra còn có thể là các loại côn trùng nhỏ bò vào tai gây chảy máu, nhiễm trùng
  • Các chấn thương đầu do té ngã, tai nạn hoặc chơi thể thao
  • Nhiễm trùng tai: viêm tai giữa, viêm tai ngoài
  • Thủng màng nhĩ: thường sẽ gây đau, ù tai, rỉ dịch và cảm giác chóng mặt, thay đổi thính lực
  • Chấn thương khí áp: chấn thương gây ra do sự thay đổi nhanh chóng về áp suất và độ cao từ các hoạt động như đi máy bay hay lặn
  • Ung thư tai: thường là kết quả của ung thư da ở ngoài tai gây mất thính lực, đau tai, sưng hạch bạch huyết, liệt mặt, đau đầu.

4. Điều trị chảy máu tai như thế nào?

Phương pháp điều trị chủ yếu của chảy máu tai là cầm máu và giải quyết nguyên nhân cơ bản. Khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết thì máu sẽ ngừng chảy. Các phương pháp điều trị có thể sử dụng gồm:

  • Kháng sinh: chỉ sử dụng khi có bằng chứng của nhiễm trùng vì với các trường hợp nhiễm virus sẽ không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh.
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh
Chảy máu tai do nhiễm vi trùng có thể điều trị bằng kháng sinh
  • Giảm đau: các thuốc giảm đau có thể làm giảm cảm giác khó chịu và kích thích do nhiễm trùng tai, tổn thương hoặc các vấn đề về áp lực
  • Chườm ấm: hơi nóng từ khăn sẽ nhẹ nhàng giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân
  • Bảo vệ tai bằng cách sử dụng các miếng bịt tai ngăn nước hay mảnh vụn xâm nhập
  • Nhiều nguyên nhân cơ bản gây chảy máu tai sẽ tự hết theo thời gian do đó chờ đợi thận trọng là phương pháp thường được sử dụng kể cả trong thủng màng nhĩ, chấn động hoặc các chấn thương đầu có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên bệnh nhân cần được theo dõi bởi bác sĩ tại các cơ sở y tế để đưa ra các điều trị bổ sung kịp thời khi có biến chứng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

217.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan