Có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh không?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Ngô Văn Dần - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ở những trẻ mà sự bít tắc không tự cải thiện, hoặc các trường hợp người lớn bị bán tắc lệ đạo, hẹp bán phần điểm lệ, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp thông lệ đạo.

1.Kỹ thuật thông lệ đạo là gì?

  • Một dụng cụ sẽ được dùng để nong giãn điểm lệ trước khi đưa que thông vào lệ đạo qua điểm lệ này. Chiếc que sẽ được luồn xuống đến mũi rồi rút ra. Sau đó, lệ đạo sẽ được bơm rửa với nước muối sinh lý để đẩy trôi những chất ứ đọng gây nghẹt.
  • Đối với các trường hợp lệ đạo bị hẹp tắc do viêm hoặc do mô sẹo, bác sĩ sẽ sử dụng một dây ống nhỏ luồng vào lệ đạo xuống tận ống lệ mũi, bơm hơi vào để phần bóng ở đầu ống phình ra nong chỗ hẹp, sau đó xả bóng. Phương pháp này cần phải gây mê toàn thân.

2.Chỉ định và chống chỉ định?

viêm loét giác mạc
Trường hợp viêm loét giác mạc được chỉ định với bơm rửa lệ đạo

Bơm thông lệ đạo chỉ nên thực hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Nếu có bội nhiễm, nhiều nhầy mủ trong túi lệ thì có thể chỉ định thông sớm hơn, nhưng không nên thông trước 2 tháng tuổi vì nguy cơ cao xảy ra biến chứng. Thông muộn (sau 1 tuổi) tỉ lệ thành công giảm. Có thể thông lại lần 2 nếu bị tắc lại nhưng phải cách lần 1 ít nhất 2 tuần. Nếu sau 3 lần thông đúng kỹ thuật mà không khỏi thì trẻ có thể bị dị dạng ống lệ mũi, cần phẫu thuật. Cần đưa trẻ đến bác sĩ khám để đánh giá đúng tình trạng bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

Chỉ định bơm rửa lệ đạo

  • Chuẩn bị trước các phẫu thuật có can thiệp vào nội nhãn như đục thủy tinh thể, glôcôm.
  • Một số trường hợp điều trị viêm loét giác mạc.
  • Các trường hợp nghi ngờ tắc hẹp lệ đạo.
  • Trước khi tiến hành thông lệ đạo.

Chỉ định thông lệ đạo

Các trường hợp chảy nước mắt hoặc mủ do chít hẹp điểm lệ, tắc lệ quản ngang hoặc ống lệ mũi.

Chống chỉ định: áp xe túi lệ

tắc ống lệ mũi
Tắc ống lệ mũi chỉ định thông lệ đạo

3.Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật

Người thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo.

Người bệnh: Cần được giải thích về mục đích của phẫu thuật, nếu là trẻ em thì cha mẹ sẽ được giải thích.

Thực hiện kỹ thuật:

  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn. Nếu là trẻ em thì cần có người giữ cùng.
  • Tra thuốc thuốc tê bề mặt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút.
  • Người làm thủ thuật đứng ở phía đầu người bệnh.

Bơm lệ đạo:

Cách làm: Thường bơm nước vào lệ quản dưới. Một tay kéo da mí dưới xuống dưới và ra ngoài để cố định mi và điểm lệ. Tay kia cầm bơm tiêm, đưa kim thẳng góc từ trên xuống vào qua điểm lệ 1mm. Quay bơm tiêm 900 vào lệ quản ngang, song song bờ mi đến túi lệ, khi chạm vào thành xương thì lùi lại 1mm và từ từ bơm nước vào.

Kết quả:

  • Nước xuống miệng chứng tỏ lệ đạo thông.
  • Phải bơm thật mạnh nước mới xuống miệng hoặc nước vừa xuống miệng vừa trào điểm lệ trên chứng tỏ lệ đạo thông nhưng bị hẹp.
  • Nước trào tại chỗ là tắc lệ đạo ở lệ quản dưới.
  • Nước trào ra lệ quản trên: tắc đoạn nào đó từ cổ túi lệ trở xuống ống lệ mũi.
  • Khi lệ đạo tắc có nhiều mủ thì cần rửa sạch sau đó mới tiến hành thông lệ đạo.
Bơm thông rửa lệ đạo
Bơm thông rửa lệ đạo

Thông lệ đạo:

  • Thông điểm lệ: dùng 1 tay kéo da mi để bộc lộ điểm lệ. Trường hợp điểm lệ quá nhỏ có thể tra xanh metylen hoặc thuốc đỏ để phát hiện dễ hơn. Tay kia cầm que nong đầu nhọn đưa vào điểm lệ vuông góc với bờ mi, khi que nong vào được 1mm, xoay ngang que nong 90 độ sao cho song song với bờ mi và đẩy vào trong vừa đẩy vừa xoay tròn que nong để nong rộng điểm lệ. Khi que không vào được nữa rút que nong ra.
  • Thông lệ quản ngang: dùng que nong nong rộng điểm lệ.Đưa que thông vào điểm lệ 1mm sau đó vào lệ quản ngang sau khi xoay ngang 90 độ cho đến khi đầu que thông chạm vào túi lệ và thành xương. Khi que thông đi qua chỗ chít hẹp thì xoay tròn que thông và đẩy từ từ vào trong.
  • Thông ống lệ mũi: dùng que nong nong rộng điểm lệ. Đưa que thông vào điểm lệ 1mm vuông góc với bờ mi, sau đó xoay ngang que thông 90 độ và tiếp tục đẩy que thông đi song song với bờ mi. Nếu khó đẩy que thông thì cần kéo căng da mi ra phía ngoài để lệ quản ngang nằm thẳng, que thông sẽ vào dễ hơn. Khi đầu que thông chạm vào thành xương (que vào khoảng 1 - 1,5cm) xoay que thông lên phía trên một góc 90 độ sau đó đẩy từ từ xuống phía dưới theo hướng ống lệ mũi (khi đẩy đầu que thông luôn luôn chạm vào thành xương). Rút que thông ra, bơm nước lệ đạo để kiểm tra. Nếu thông chưa được thì khoảng thời gian giữa hai lần thông ít nhất là 1 tuần.

4.Theo dõi và xử trí các biến chứng

Thuốc chống phù nề
Trường hợp phù nề nhiều có thể băng ép và dùng thuốc chống phù nề

  • Chảy máu

Chảy máu ở mũi hoặc điểm lệ do đầu que thông làm xước niêm mạc lệ đạo hay niêm mạc mũi. Dùng ngón tay hoặc cục bông ấn nhẹ vào vùng lệ đạo một lúc cho đến khi hết chảy máu.

  • Que thông đi sai đường

Cách xử trí như đối với biến chứng chảy máu, nếu phù nề nhiều có thể băng ép và dùng thuốc chống phù nề.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,.... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan