Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Những điều cần biết

Hội chứng đột tử ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi và đe dọa cuộc sống của khoảng 2.500 trẻ mỗi năm ở Hoa Kỳ. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng sự xuất hiện hội chứng này ở trẻ vẫn không thể biết trước. Những thông tin chính xác về bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh giúp phát hiện và phòng ngừa bệnh theo cách hợp lý.

1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Đúng hơn, đó là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức. Để làm rõ nguyên do, các chuyên gia y tế phải truy tìm lại bệnh sử của cả trẻ lẫn bố mẹ, nghiên cứu kĩ nơi trẻ qua đời và khám nghiệm tử thi. Hội chứng xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước khiến bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Khoảng từ 16-20 % các ca tử vong do bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ, thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.

2. Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện.
  • Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.

Những trẻ sơ sinh chết vì bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh có mức serotonin trong não thấp hơn so với bình thường. Serotonin giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.

Tim trẻ em
Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim có thể là nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh

3. Các yếu tố nguy cơ khác

  • Mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy trong khi mang thai
  • Chăm sóc trước sinh kém
  • Sinh non hoặc sinh nhẹ cân
  • Mẹ trẻ hơn 20 tuổi
  • Trẻ tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá sau sinh
  • Nhiệt độ quá nóng khi ngủ
  • Nằm sấp khi ngủ

4. Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp, trẻ phải được theo dõi ở bệnh viện để dự phòng nguy cơ đột tử. Dù vậy, trẻ vẫn có thể đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ bất cứ lúc nào, kể cả đang khỏe mạnh. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho con bạn.

Trẻ sơ sinh
Trẻ bị đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào

5. Dự phòng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

  • Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, Có nhiều bằng chứng xác đáng cho thấy là nằm ngửa khi ngủ làm giảm tỷ lệ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Một số phụ huynh cũng có thể quan tâm đến vấn đề đầu của trẻ bị méo khi mà trẻ nhỏ nằm ngửa quá lâu làm hộp sọ phía sau đầu bị dẹt. Vì vậy, bạn cần thay đổi thường xuyên tư thế của bé và cho bé nằm ngửa nhiều hơn khi thức.
  • Đặt trẻ nằm trên những tấm đệm cứng, không bao giờ đặt trẻ trên một cái gối, một cái nệm nước, chăn làm từ da cừu, đi văng, ghế, hoặc bề mặt mềm khác. Tránh sử dụng chăn có nhiều lông hoặc quá lớn cho trẻ, không để trẻ trong phòng quá nóng. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, trẻ nên ngủ trong nôi, đặt chung trong phòng với bố mẹ thay vì nằm chung giường. Để tránh hiện tượng thở lại thì không được để chăn, đồ chơi nhồi bông, hoặc gối gần em bé.
  • Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi. Miếng đệm phụ có thể làm trẻ bị nghẹt thở.
  • Hãy tiêm chủng đầy đủ cho bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chủng ngừa có thể giảm 50% nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Không để em bé ngủ trong môi trường quá nóng. Hãy giữ cho phòng ở nhiệt độ mà một người lớn mặc một chiếc áo sơ mi ngắn tay cảm thấy thoải mái. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu trẻ ngủ trong môi trường quá nóng thì trẻ có thể ngủ sâu hơn, nên khó đánh thức.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong khi mang thai và không để em bé tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ tử vong vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn các bà mẹ không hút thuốc lá gấp ba lần, việc tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương trước khi sinh và tiếp tục ảnh hưởng sau khi sinh, làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.
  • Được chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên.
  • Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho em bé.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ. Có một số bằng chứng cho thấy bú sữa mẹ có thể giúp làm giảm tỷ lệ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Lý do giải thích cho điều này chưa rõ, nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sữa mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng do đó làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Nếu trẻ bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản mạn tính, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề cho trẻ ăn và tư thế khi ngủ.
  • Cho trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Nếu trẻ không muốn ngậm núm vú thì không ép trẻ. Núm vú giả làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nếu bạn đang cho con bú, hãy cố gắng chờ đợi cho đến sau khi em bé được 1 tháng tuổi để việc bú sữa mẹ được hình thành.
Trẻ ngậm núm giả
Núm vú giả làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
  • Khi trẻ được mẹ bế cho bú hoặc dỗ dành trẻ thì cha mẹ nên cho trẻ trở lại cũi hoặc nôi sau khi bé đã ngủ say. Nên đặt cũi hoặc nôi của trẻ trong phòng ngủ của cha mẹ. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

67.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan