Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 5-6 tháng tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Thật không dễ dàng khi sắp xếp và xây dựng lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi và 6 tháng tuổi, lý do chính là bởi vì mỗi bé có những thói quen khác nhau và cách thức sinh hoạt ở mỗi gia đình cũng không giống nhau. Tập thói quen với bé là một việc mang tính cá nhân. Bố mẹ cần học cách nhận biết các tín hiệu của bé để xây dựng thời khóa biểu ăn, ngủ và chơi phù hợp với nhu cầu của cả bé và của gia đình.

1. Trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi cần gì?

Để tạo một lịch ăn cho bé 5 – 6 tháng tuổi, trước hết bố mẹ cần hiểu được bé ở giai đoạn này hầu hết cần:

  • Khoảng 1000 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng thời gian 24 giờ. Bé không bú đủ sữa thường quấy khóc nhiều, miệng chóp chép, da nhăn nheo, tiểu ít, chậm tăng cân. Hầu hết trẻ bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi này, mặc dù chúng vẫn sẽ nhận được hầu hết dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì thế bố mẹ cũng quan tâm đến lịch ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi.
  • Khoảng 14 giờ ngủ trong khoảng thời gian 24 giờ - bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày. Bé thường được có 2 giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều, mặc dù nhiều bé vẫn sẽ ngủ ba giấc.
  • Thời gian để chơi, phát triển hệ cơ xương quan trọng, rèn luyện các kỹ năng mới và tương tác với mọi người xung quanh bé cũng là một nhu cầu cần thiết. Đọc sách cho trẻ nghe, mát-xa cho trẻ hoặc đi dạo bằng xe đẩy là các hoạt động vui chơi mà bố mẹ có thể trải qua cùng với con của mình để làm tăng thêm sự kết nối.

Bên dưới là một số lịch ăn được tham khảo từ những gia đình có bé trong độ tuổi từ 5 – 6 tháng tuổi, được xây dựng dựa trên những nhu cầu cơ bản.

2. Lịch ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi với sữa công thức

Lịch trình này là một quy trình do phụ huynh hướng dẫn, chỉ mang tính chất tham khảo và có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình.

  • 6 giờ sáng: Bé thức dậy và bú khoảng 230 ml sữa công thức.
  • 6 đến 7 giờ sáng: Giờ chơi với bố. Bố có thể đọc truyện cho bé nghe, hát cùng bé hoặc chơi với bé bằng những đồ chơi sẵn có trong nhà. Điều này giúp trẻ cảm nhận được tình cảm của bố và phát triển được khả năng tương tác với môi trường xung quanh.
  • 7 giờ sáng: Ngũ cốc và trái cây xay nhuyễn là bữa ăn dặm đầu ngày của bé.
  • 8:30 đến 10 giờ sáng: Giờ ngủ trưa. Đây là giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày của trẻ, có thể kéo dài đến 2 giờ.
  • 10 đến 11 giờ sáng: Giờ chơi. Lúc này thường bố đã đi làm, mẹ và các anh chị khác trong nhà sẽ là người cùng chơi với bé.
  • 11 giờ sáng: Cho bé bú một bình sữa công thức có thể tích khoảng từ 180 – 200 ml chai 6 đến 8 ounce và ăn dặm thêm với trái cây phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Trưa đến 2 hoặc 3 giờ chiều: Giờ ngủ trưa, giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày. Bé từ 5 – 6 tháng tuổi thường chỉ cần ngủ 2 giấc ngủ ngắn trong ngày, mặc dù một số bé có thêm giấc ngủ thứ ba vào buổi chiều muộn.
  • 3 giờ chiều: Bú khoảng 180 – 200 ml sữa công thức
  • 3 đến 6 giờ chiều: Giờ chơi của bé
  • 6 đến 6:30: Mẹ cho bé đi dạo buổi tối trên xe đầy
  • 6:30 chiều: Thời gian dành cho buổi tối, bé được cho ăn dặm với thực đơn tương tự trong ngày, bao gồm ngũ cốc và rau.
  • 6:45 p.m: Giờ tắm, bé được tắm mỗi ngày, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng xà phòng cho bé. Loại xà phòng được lựa chọn nên là loại cho da nhạy cảm hoặc các loại dùng riêng ở trẻ nhỏ.
  • 7 giờ tối: Bé được cho bú bình sữa cuối cùng trong ngày, khoảng 200 ml và đánh răng.
  • 7:15 tối: Thời điểm đi ngủ, bé ở độ tuổi khoảng 5 tháng thường có thể ngủ một giấc liên tục cho đến sáng hôm sau mà không thức dậy giữa đêm đòi bú.

=>> Xem thêm: Bé 5 tháng nặng 6kg, có phải là suy dinh dưỡng?

Trẻ 6 tháng biết làm gì
Ở tháng thứ 6, bố mẹ đã có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm

3. Lịch ăn cho bé 6 tháng tuổi với sữa mẹ

  • 6 đến 6:30 sáng: Bé tỉnh dậy, thay tã, cho bú mẹ từ 10 đến 20 phút.
  • 7 đến 8 giờ sáng: Đặt bé ngồi trong nôi, mẹ đọc sách cho bé nghe hoặc trò chuyện cùng bé.
  • 8 giờ sáng: Cho bé ngủ một giấc ngắn, kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng trong khi mẹ đi làm việc văn phòng tại nhà hoặc chăm sóc nhà cửa.
  • 10 giờ sáng: Bé thức dậy, thay tã và ăn sáng. Thực đơn cho bữa sáng có thể bao gồm trái cây trộn với ngũ cốc gạo với 30 ml sữa mẹ; cho bé bú từ 5 đến 10 phút. Bữa ăn dặm giúp bé nhận được thêm vitamin và khoáng chất có lợi.
  • 10:30 sáng đến 12 giờ tối: Thời gian chơi, cho bé tự bò chơi trên sàn nhà hoặc mát xa bằng các bài tập dành cho trẻ nhỏ, nghe nhạc hay ngồi ghế và xem Mẹ làm việc.
  • Buổi trưa: Giấc ngủ ngắn tiếp theo trong ngày, bé ngủ trưa từ một tiếng rưỡi đến 2 tiếng.
  • 2 giờ chiều: Bé thức dậy, thay tã và cho bú sữa mẹ từ 10 đến 20 phút.
  • 2:30 đến 4 giờ chiều: Giờ chơi của bé, trong khi mẹ có thể làm một số công việc riêng.
  • 4 giờ chiều: Chợp mắt từ 30 đến 45 phút.
  • 4:30 đến 6 giờ chiều: Bé chơi với mẹ trên giường, rèn luyện kỹ năng bò. Một số bé 6 tháng tuổi có thể đang bước vào giai đoạn tập đứng bằng 4 chân.
  • 6 giờ chiều: Ăn tối. Thực đơn dành cho bữa tối bao gồm các loại rau dành cho trẻ em và 2 thìa ngũ cốc với 30 ml sữa mẹ. Cho bé bú thêm từ 5 đến 10 phút.
  • 6:30 đến 7:30 tối: Bố đi làm về, vệ sinh tắm rửa sạch sẽ và chơi cùng bé.
  • 7:30 tối: Tắm cho bé. Mẹ có thể tắm rửa cho bé mỗi tối.
  • 8 giờ tối: Bú mẹ từ 10 đến 20 phút, bé thường ngủ gật trong khi bú mẹ, nếu bữa bú chưa kết thúc mẹ nên đánh thức bé dậy.
  • 8:30 tối: Giờ đi ngủ, bé 6 tháng tuổi có thể ngủ liên tục đến sáng hôm sau mà không cần thức dậy giữa đêm để bú thêm.
Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Bé 6 tháng tuổi có thể ngủ liên tục đến sáng hôm sau mà không cần thức dậy giữa đêm để bú thêm

4. Lịch ăn cho bé 6 tháng tuổi với sữa công thức

Đây là lịch trình được xây dựng từ một người mẹ có con 6 tháng tuổi và đang đi làm việc. Bé được đưa đến nhà trẻ với lịch trình khá ấn định.

  • 6 giờ sáng: Bé thức dậy và bắt đầu tự nói chuyện trong nôi
  • 6:15 sáng: Nói to hơn để bố mẹ biết đã đến lúc phải dậy
  • 6:30 sáng: Bố cho bé bú bình 210ml sữa, sau đó chơi với bé trong khi mẹ tắm nhanh chóng và sẵn sàng đi làm
  • 7 giờ sáng: Mặc quần áo cho bé và rời khỏi nhà trước 7:15
  • 7 giờ 15 đến 8 giờ sáng: Bé chợp mắt trên đường đến nhà trẻ
  • 8 giờ sáng: Hôn và tạm biệt mẹ, người đã đi làm. Ở nhà trẻ, bé dành thời gian vui chơi với bạn bè và lăn lộn trên sàn. Đôi khi các cô giáo đưa bé ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành
  • 10 giờ sáng: Bữa ăn dặm đầu tiên trong ngày với rau hoặc trái cây
  • 10:30 sáng: Bé bú bình khoảng 120 ml sữa
  • 10:45 sáng đến trưa: Giờ ra chơi
  • Trưa đến 2 hoặc 2:30 chiều: Giờ ngủ trưa
  • 2 hoặc 2:30 chiều: Bé tiếp tục bú khoảng 180 ml sữa. Sau đó, bé được nghe chuyện và nghe nhạc, chơi với bạn bè và đi ra ngoài nếu thời tiết đẹp.
  • 4:30 hoặc 5 giờ chiều: Mẹ đến đón bé sau khi tan làm.
  • 5 đến 6 giờ chiều: Bé chợp mắt trên đường về nhà.
  • 6:30 chiều: Bữa tối với một ít ngũ cốc gạo trộn với sữa công thức.
  • 7:00 tối: Giờ chơi với bố trong khi mẹ nấu bữa tối cho người lớn.
  • 7:30 đến 8 giờ tối: Thời gian tắm và nằm sấp với mẹ.
  • 8:30 tối: Bú bình khoảng 180ml chai sữa cuối cùng trong ngày, sau đó âu yếm với mẹ hoặc bố cho đến khi mẹ ngủ. Bé ngủ ngon suốt đêm và tỉnh giấc vào sáng ngày hôm sau!

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

327K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan