Lưu ý khi sử dụng đường cho trẻ em

Đường là một chất cần thiết cho hoạt động cơ thể, nhưng ăn quá nhiều đường có thể dẫn tới những vấn đề về sức khỏe như thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường,... Chính vì vậy bạn cần lưu ý khi sử dụng đường cho bé để tránh những tác động xấu đến sức khỏe của con sau này.

1. Lượng đường dành cho trẻ em là bao nhiêu?

Ngay từ khi sinh ra, một cách tự nhiên trẻ em đã thích vị ngọt. Trẻ em cũng thích các loại thức ăn có đậm độ năng lượng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thức ăn, mùi vị không chỉ do ảnh hưởng của di truyền mà nó còn là ảnh hưởng từ cha mẹ, văn hóa.

Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ chấp nhận mùi vị cơ bản có thể khác nhau giữa những đứa trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức. Những đứa trẻ ăn sữa công thức sẽ tiếp xúc với các hương vị liên tục, chủ yếu là vị ngọt và sự tiếp xúc nhiều hay ít phụ thuộc vào sự đa dạng của các loại sữa công thức mà trẻ tiêu thụ.

Trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận vị ngọt nhạt hơn so với sữa công thức và việc tiếp xúc với các hương vị khác nhau sẽ tùy thuộc vào dinh dưỡng cũng như chế độ ăn của người mẹ.

Trẻ càng lớn thì càng sợ phải làm quen với thực phẩm mới, đặc biệt là thực phẩm có vị chua, rau và các loại protein. Nhưng nếu trẻ đã được tiếp xúc sớm và đa dạng, lặp lại nhiều lần thì trẻ sẽ sớm thích nghi với nhiều loại hương vị. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, bạn nên cho trẻ ăn đa dạng với các loại thực phẩm khác nhau.

Theo Tổ chức Y tế cộng đồng của Anh Quốc (PHE), lượng đường tối đa được khuyến cáo cho trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Cụ thể:

  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: 19g đường (5 muỗng cà phê).
  • Trẻ từ 7 đến 10 tuổi: 24g đường (6 muỗng cà phê).
  • Trẻ từ 11 tuổi trở lên: 30g đường (7 muỗng cà phê).

Không có nhu cầu dinh dưỡng về đường tự do với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, vị thành niên. Nếu có thể, nên sử dụng đường cho trẻ dưới 1 tuổi ở dạng tự nhiên như sữa mẹ, sản phẩm sữa không đường như sữa chua và trái cây tươi nguyên chất.

sử dụng đường cho bé
Cần lưu ý khi sử dụng đường cho bé để tránh những tác động xấu đến sức khỏe

2. Những rủi ro từ việc dư thừa đường cho trẻ em

Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra cảnh báo rằng, một đứa trẻ 10 tuổi đang tiêu thụ lượng đường gấp 1,8 lần so với bình thường.

Đường là một chất cần thiết cho cơ thể chúng ta, nó giúp chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến việc dư thừa calo, gây nên thừa cân béo phì và một số vấn đề về sức khỏe khác ở trẻ em.

Lượng đường cho bé quá nhiều, đặc biệt là đường tự do ở dạng nước có liên quan đến một loạt các tình trạng sức khỏe ngắn và dài hạn như:

  • Tim mạch, đái tháo đường type 2: Trẻ vị, thành niên tiêu thụ quá nhiều đường fructose (đường thêm vào) có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2.
  • Răng: Đặc biệt là đường dạng nước có thể gây sâu răng, mòn răng (hậu quả xói mòn do acid).
  • Cân nặng, béo phì: Tiêu thụ nhiều đường (đường tự do) trong nước uống, nước ngọt công nghiệp có nguy cơ cao tăng cân.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ở trẻ khỏe mạnh khi tiêu thụ quá nhiều, thậm chí không nhiều ở trẻ nhạy cảm (kể cả đường từ nước trái cây) cũng có thể dẫn đến các biểu hiện tiêu hóa như tiêu chảy mạn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, chậm lớn.
  • Thiếu dinh dưỡng: Đường tăng cảm giác no, làm hạn chế lượng thức ăn và sữa ăn vào, từ đó làm giảm số lượng, chất lượng của khẩu phần ăn; canxi, sắt, vitamin không đủ so với nhu cầu, gây chậm lớn, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Khi trẻ tiêu thụ đường tự do ở dạng nước sẽ không tăng cảm giác no so với lượng đường tương đương ở dạng rắn. Chính vì vậy khi trẻ dùng đường tự do ở dạng lỏng dễ dẫn đến tình trạng ăn uống và nạp quá nhiều năng lượng so với dùng dạng rắn.

Nếu trẻ em sử dụng lượng đường >20% tổng năng lượng cần thiết sẽ có nguy cơ tăng cholesterol và triglycerid máu, ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và đáp ứng insulin của cơ thể.

đường cho trẻ em
Có nhiều rủi ro từ việc dư thừa đường cho trẻ em

3. Những lưu ý khi sử dụng đường cho bé

Với những rủi ro về sức khỏe nêu trên, điều quan trọng nhất hiện nay đó chính là bạn cần điều chỉnh và giảm dần lượng đường cho bé trong sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Một vài cách giúp bạn dễ dàng để cắt giảm lượng đường mà không làm trẻ phải bỏ các món ngon:

  • Thay vì cho trẻ sử dụng các đồ uống có ga chứa đường, bạn hãy cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây không đường. Bạn cũng có thể pha loãng nước trái cây cùng với soda để tạo thành một loại đồ uống có ga cho trẻ.
  • Thay các loại bánh quy thành một số các loại bánh nướng, bánh mạch nha ít đường cho trẻ để giảm lượng đường hấp thụ. Bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng các loại kem ít béo, chuối hoặc phô mai ít béo để ăn kèm.
  • Bạn cần kiểm tra thành phần giá trị dinh dưỡng trên các sản phẩm định mua cho trẻ để có thể chọn lựa được loại thực phẩm có ít đường phù hợp nhất.
  • Hãy thử giảm bớt một nửa lượng đường trong các công thức nấu ăn của bạn và lựa chọn trái cây được bảo quản trong nước trái cây thay vì sử dụng siro.
  • Trong quá trình lựa chọn ngũ cốc ăn sáng cho trẻ, bạn hãy ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám thay vì những loại ngũ cốc có phủ đường hoặc mật ong.

Một số khuyến nghị trong việc sử dụng đường cho trẻ em:

  • Các thực phẩm có đường nên được tiêu thụ như một phần của bữa ăn chính, chứ không phải là bữa phụ. Không nên cho trẻ sơ sinh uống đồ uống có đường và không nên tạo thói quen cho trẻ vừa ăn vừa ngủ với một cái bình có chứa đồ uống có đường hoặc sữa.
  • Trẻ thừa cân và béo phì nên được giảm đường tự do trong khẩu phần ăn. Đây là một phần quan trọng của việc giảm năng lượng tiêu thụ, giúp trẻ giảm cân.
  • Đồ uống được khuyến khích cho trẻ em sử dụng là nước. Các loại nước uống có đường nên được giảm dần và thay thế bằng nước lọc. Không dùng nước ngọt công nghiệp và cả nước ép trái cây để thay thế cho nước hàng ngày.
  • Không nên cho trẻ sử dụng các đồ uống có đường giữa các bữa ăn, làm vậy sẽ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa.

Tóm lại, đường là một chất cần thiết cho cơ thể, nó giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng. Việc sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến dư thừa calo, gây nên thừa cân béo phì và một số vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em. Do đó, cha mẹ nên giảm dần các loại nước uống, đồ ăn có chứa nhiều đường trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tarden
    Công dụng thuốc Tarden

    Tarden thuộc nhóm thuốc tim mạch, thường được dùng trong điều trị các bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về thuốc Tarden, mời bạn đọc cùng tham khảo.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Simvafar
    Công dụng thuốc Simvafar

    Simvafar là thuốc điều trị các chứng tăng cholesterol huyết nguyên phát, phòng ngừa các biến chứng trên hệ tim mạch, đột quỵ do rối loạn lipid máu gây ra. Vậy công dụng của thuốc và cần lưu ý gì ...

    Đọc thêm
  • zypitamag
    Công dụng thuốc Zypitamag

    Zypitamag là thuốc hạ mỡ máu, được dùng khi đã áp dụng nghiêm ngặt các chế độ ăn uống và tập luyện nhưng không mang lại hiệu quả. Để có thể biết rõ về công dụng, cách sử dụng và ...

    Đọc thêm
  • athenil
    Công dụng thuốc Athenil

    Athenil là thuốc hoạt động với cơ chế ngăn chặn một loại enzyme sản xuất cholesterol trong gan và làm chậm quá trình sản xuất cholesterol trong cơ thể. Việc kiểm soát cholesterol dư thừa tích tụ trong thành mạch ...

    Đọc thêm
  • acinet
    Công dụng thuốc Acinet

    Acinet là thuốc gì, Acinet là thuốc tim mạch có công dụng trong điều trị tình trạng giảm cholesterol toàn phần, rối loạn betalipoprotein máu... Việc sử dụng thuốc Acinet cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn ...

    Đọc thêm