Nên làm gì nếu bé không chịu bú mẹ?

Nhiều yếu tố có thể gây ra cuộc đình công bỏ bú đột ngột của bé sau một thời gian bú tốt trong nhiều tháng. Thông thường, đó là dấu hiệu bé đang cố gắng nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn. Việc bé từ chối bú mẹ không nhất thiết có nghĩa là đã sẵn sàng cai sữa và tin vui là cuộc đình công này thường diễn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

1. Nguyên nhân là cho bé từ chối bú mẹ

Các nguyên nhân phổ biến của việc bé bỏ bú mẹ bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu: Có thể bé đang trong giai đoạn mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp có thể gây đau miệng khi bú. Nhiễm trùng tai cũng có thể gây đau khi bú và bé từ chối bú mẹ. Chấn thương hoặc đau nhức do tiêm chủng có thể gây khó chịu cho bé ở một vài tư thế bú
  • Bé bị ốm: Cảm lạnh hoặc nghẹt mũi có thể khiến bé khó thở và làm cho bé không chịu bú.
  • Căng thẳng hoặc không tập trung: Kích thích quá mức, cho ăn chậm hoặc bé phải cách xa mẹ trong một khoảng thời gian có thể gây ra tình trạng bé quấy khóc và không chịu bú. Những phản ứng mạnh của bạn khi bị bé cắn khi cho bú cũng có thể gây cho bé cảm giác không muốn bú hoặc đôi khi trẻ chỉ đơn giản là trẻ quá lơ là không muốn bú mẹ.
  • Mùi hương hoặc vị khác thường: Những thay đổi về mùi của bạn do xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da hoặc chất khử mùi mới có thể khiến con bạn không thích bú mẹ. Những thay đổi về mùi vị của sữa mẹ do thức ăn bạn ăn, thuốc uống, kinh nguyệt hoặc mang thai trở lại cũng có thể làm cho bé không chịu bú.
  • Giảm nguồn sữa: Bổ sung sữa công thức hoặc sử dụng núm vú giả quá nhiều có thể làm giảm nguồn sữa của bạn và có thể bé sẽ từ chối bú khi nguồn sữa của bạn không còn dồi dào cho bé bú.
Trẻ sốt khi nào cần đưa đi bác sĩ
Bị ốm có thể khiến trẻ không bú mẹ

2. Làm gì khi bé không chịu bú mẹ?

Trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 1 tuổi, trẻ có thể đang trải qua giai đoạn không chịu bú mẹ. Giai đoạn này xảy ra đột ngột sau khi bé đã chịu bú một thời gian. Khoảng thời gian bé không chịu bú mẹ thường kéo dài không quá 4 ngày. Nếu bạn vẫn chưa muốn cai sữa cho bé thì nên chú ý để giúp bé vượt qua thời gian này bằng các phương cách sau:

  • Sự gần gũi da kề da thường giúp trẻ chấm dứt quá trình bỏ bú này. Bạn hãy thử cởi quần áo cho trẻ và để bé nằm từ thắt lưng trở lên và âu yếm vuốt ve bé. Hoặc bạn có thể ôm và vuốt ve bé trong bồn tắm nước ấm trong một lúc.
  • Cho bú khi bé buồn ngủ hoặc lúc bé còn đang trong lúc nửa ngủ nửa thức cũng có thể hữu ích. Thay đổi các tư thế cho con bú của bạn hoặc thử cho bé bú trong khi đi bộ hoặc ngồi trên ghế lắc di chuyển nhẹ nhàng.
  • Việc bé từ chối bú mẹ có thể do bất kỳ yếu tố nào, bao gồm cả viêm vú (có thể làm thay đổi mùi vị sữa của bạn), mọc răng, nhiễm trùng tai khiến bé nuốt đau hoặc cảm lạnh khiến bé khó thở và do đó khó bú hơn. Bé cũng có thể phản ứng do nguồn sữa của bạn bị giảm mặc dù điều này là hiếm. Bé cũng có thể bị dị ứng với mỹ phẩm hoặc sản phẩm khác mà bạn đã sử dụng. Nếu bé mới được chủng ngừa, vị trí tiêm vắc-xin có thể hơi đau và việc bé từ chối bú mẹ có thể xuất phát từ cách bé định vị vú.
  • Nếu trẻ từ chối ngậm khi bạn cố gắng cho bú thì có thể là vì sữa xuống quá nhanh khiến trẻ không kịp xử lý. Trong trường hợp này, bạn có thể vắt một ít sữa trước khi cho trẻ bú.
Da kề da sau sinh
Có thể sử dụng phương pháp da kề da để trấn an trẻ

Ngoài ra, hãy nghĩ gần đây bạn đã thực hiện những thay đổi gì trong việc cho bé ăn. Bé bú quá nhiều bình hay sử dụng núm vú giả quá thường xuyên?. Việc bé từ chối bú mẹ có khi là dấu hiệu cho thấy bé đã quen với việc bú sữa từ bình. Hãy thử chỉ cho bé bú trong vài mà không cho ăn thêm để xem xét nguyên nhân.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy khóc và bạn cảm thấy căng sữa một cách khó chịu thì hãy vắt một ít sữa và cho trẻ uống bằng cốc chứ không phải bằng bình. Việc sử dụng cốc có thể thúc đẩy bé bú nhanh hơn. Trên hết, là bạn phải kiên nhẫn vì điều này sẽ nhanh chóng trôi qua.

Bỏ bú có thể gây khó chịu cho bạn và con bạn. Bạn có thể cảm thấy bị từ chối và cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của bạn. Để ngăn ngừa căng sữa và duy trì nguồn sữa, bạn hãy hút sữa thường xuyên như khi con bạn từng bú mẹ. Ban cũng có thể thay đổi vị trí bú. Thử các tư thế cho bé bú khác nhau. Nếu bé bị nghẹt mũi, bạn có thể hút mũi trước khi bú. Đối phó với sự phân tâm, thử cho bé bú trong phòng yên tĩnh không bị xao nhãng. Giải quyết các vấn đề về cắn. Nếu trẻ cắn bạn trong khi bú, hãy bình tĩnh và luồn ngón tay vào miệng trẻ để nhanh chóng phá vỡ lực hút. Đánh giá những thay đổi trong thói quen của bạn. Hãy nghĩ về bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của bạn có thể khiến em bé khó chịu.

Nếu tình trạng bỏ bú kéo dài hơn vài ngày, con bạn có ít tã ướt hơn bình thường hoặc bạn lo lắng về việc bé khó bú sữa mẹ, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về vấn đề của bé.

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.

Trẻ khóc
Khi trẻ quấy khóc kéo dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà

Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

215K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan