Ngủ trưa có quan trọng với trẻ em?

Một giấc ngủ ngon và sâu giấc vào buổi trưa sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ cần chú ý đảm bảo giấc ngủ trưa cho con để con được phát triển một cách tốt ngay từ những giai đoạn đầu.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ

Theo các chuyên gia, giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Một giấc ngủ trưa ngon giữ vai trò tương đương với việc bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với những năm tháng đầu đời, não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ được điều chỉnh theo chu trình giấc ngủ, do đó cha mẹ cần rèn luyện thói quen ngủ trưa một cách khoa học cho trẻ ngay từ đầu.

Dưới đây là một số lợi ích của việc ngủ trưa đối với trẻ:

  • Giúp trẻ cải thiện trí nhớ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ trưa có vai trò trong việc giúp chúng ta tập trung, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu lên não nhanh hơn. Với tác dụng tăng cường trí nhớ, một giấc ngủ trưa ở trẻ đúng giờ, sau bữa ăn giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, cha mẹ không nên bỏ qua giấc ngủ trưa của trẻ nếu muốn con có một trí nhớ tốt.
  • Giúp hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn: Có được một giấc ngủ trưa đảm bảo đầy đủ không những góp phần không nhỏ giúp quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn mà còn tạo điều kiện để trẻ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng và đảm bảo sức khỏe. Những trẻ không được đảm bảo giấc ngủ trưa ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, việc giải phóng năng lượng diễn ra chậm và cơ thể khó đốt cháy nhiều calo dẫn đến tình trạng trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém hơn
  • Giúp trẻ tăng cường khả năng cầm nắm: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ. Trẻ sẽ được hoàn thiện hệ thần kinh, phát triển xúc giác và loại trừ được nguy cơ bé mắc chứng bệnh Down với kỹ năng này. Nếu trẻ được ngủ trưa, khả năng cầm nắm ở trẻ được đảm bảo phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, so với những trẻ không được ngủ trưa đầy đủ, trẻ được ngủ trưa có thể ghi nhớ được các kỹ năng đã học được trong thời gian lâu hơn
  • Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng: Một giấc ngủ trưa sâu, đầy đủ với không gian thoáng mát, sạch sẽ giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là các khu vùng chức năng khác của não bộ, đồng thời nâng cao khả năng tuần hoàn máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sẽ phát huy được khả năng sáng tạo và có một trí tưởng tượng siêu việt nếu được ngủ trưa đủ giấc. Lúc này, các thông tin bé học được sẽ được não bộ xử lý nhanh chóng và kết nối chúng với trí tưởng tượng của trẻ.
  • Xử lý thông tin một cách nhanh chóng: Trẻ sẽ phát triển khả năng phối hợp và biết cách kết hợp, xâu chuỗi thông tin, sự việc khác nhau và sắp xếp vào bộ nhớ từ các thời điểm khác nhau và các tình huống khác nhau khi trẻ được ngủ trưa.

Đối với sự phát triển não bộ của trẻ, giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để tránh tình trạng mất ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ngủ trưa đúng giờ giấc. Các nhà khoa học nhận thấy rằng so với những trẻ khác, những trẻ có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn.

Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, ngủ trưa lại càng trở nên quan trọng hơn. Một giấc ngủ trưa ngon sẽ giúp trẻ tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn. Khả năng tập trung càng kém nếu thời gian ngủ trưa của trẻ càng ít.

Ngủ trưa
Đối với sự phát triển não bộ của trẻ, giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng quan trọng

2. Cách giúp trẻ ngủ trưa ngon giấc

Để giúp trẻ có được giấc ngủ trưa ngon và sâu, bạn có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

  • Xác định thời gian ngủ trưa của trẻ: cần cho trẻ đi ngủ khi trẻ phát các tín hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt nhắm, dụi mắt, khóc... Mẹ cần để ý và lưu lại những tín hiệu cũng như thời gian ngủ của trẻ để biết được chu kỳ ngủ của con khi chưa quen với dấu hiệu buồn ngủ của con. Nếu xác định rõ khoảng thời gian ngủ trưa của trẻ cũng như các dấu hiệu buồn ngủ, con sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn khi mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn.
  • Tập cho trẻ thói quen tự ngủ: thường sau khi bú trẻ sẽ ngủ thiếp đi. Vì vậy, sẽ hình thành thói quen trẻ chỉ có ngủ sau khi bú no. Cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ tự ngủ bằng việc tách biệt việc bú và giấc ngủ của trẻ bằng các hoạt động khác như đọc sách cho trẻ, đặt con xuống giường.....Để giúp trẻ tự ngủ mà không cần lúc nào cũng phải có mẹ, mẹ không nên bế bé cho bú hoặc đi rong vỗ về.
  • Cân đối thời gian ngủ của trẻ: thời lượng giấc ngủ trưa của trẻ cũng như chu kỳ thức - ngủ của trẻ là khác nhau vì thế các bậc phụ huynh không nên so sánh giấc ngủ của con mình với những đứa trẻ khác. Để có đủ thời gian ngủ cần thiết, trẻ cần có những giấc ngủ ngắn ban ngày. Tùy vào thói quen, độ tuổi...mỗi trẻ sẽ có quãng thời gian ngủ khác nhau. Trẻ sẽ ngủ nhiều vào ban ngày ở giai đoạn sơ sinh. Khi lớn hơn, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm và thời gian ngủ ngày sẽ giảm xuống. Giấc ngủ ban đêm sẽ dài hơn khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu chu kỳ ngủ của trẻ khác với những trẻ khác, mẹ cũng không nên quá lo lắng.
  • Thiết lập thời gian ngủ cho trẻ: Để trẻ đi ngủ đúng giờ giấc cố định hàng ngày, cha mẹ có thể thiết lập thời gian biểu cho giấc ngủ trưa của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ngủ ở những vị trí quen thuộc như trong cũi, nôi...ngoài việc cho trẻ đi ngủ vào một khung giờ nhất định trong ngày để khi mẹ đặt bé vào vị trí đó thì con sẽ hiểu đã đến giờ đi ngủ. Lên thời gian biểu cho giấc ngủ của trẻ sẽ giúp tránh tình trạng dù đã rất buồn ngủ nhưng trẻ vẫn cố thức chơi.
Giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kéo dài bao lâu?
Để trẻ đi ngủ đúng giờ giấc cố định hàng ngày, cha mẹ có thể thiết lập thời gian biểu cho giấc ngủ trưa của trẻ
  • Cho trẻ ngủ ở vị trí an toàn: để con có thể duỗi thẳng tay, chân và ngủ ngon, đồng thời tránh những nguy hiểm không lường trước được, nên chọn vị trí an toàn, thoải mái như nôi, cũi, giường....
  • Để trẻ ngủ lâu hơn: mẹ và bé có thể càng thêm mệt mỏi khi bé ngủ và tỉnh dậy liên tục hay giấc ngủ trưa của bé quá ngắn. Mẹ cần tìm cách để giúp bé ngủ giấc dài hơn sau đó tăng dần lên khoảng 1 đến 2 giờ nếu mỗi lần ngủ bé chỉ ngủ giấc ngắn chừng hơn 20 phút trở xuống.
  • Khi bé đang ngủ không nên đánh thức: khi trẻ đang ngủ thiếp đi, mẹ không nên đánh thức con dậy. Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, nên nhẹ nhàng đặt trẻ vào đúng vị trí nơi trẻ thường ngủ hoặc những nơi thoải mái dễ chịu. Mẹ cần để mắt đến trẻ khi đặt trẻ ngủ tạm thời ở một vị trí nào đó. Không nên dỗ dành ngay mà hãy lắng nghe và quan sát trẻ nếu trẻ khóc, giật mình trong khi ngủ.
  • Không nên ép trẻ đi ngủ: Đừng ép trẻ ngủ nếu trẻ chưa buồn ngủ, con không có nhu cầu ngủ hay khi đang di chuyển trên đường hoặc chưa tới giờ ngủ. Bởi những giấc ngủ trưa này sẽ khiến trẻ càng cảm thấy mệt mỏi sau khi tỉnh dậy. Ngủ trưa giúp trẻ cải thiện tâm trạng, tinh thần và sức khỏe, tuy nhiên không nên để trẻ ngủ trưa quá nhiều vì sẽ khiến trẻ dễ mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ có thể giải quyết các việc lặt vặt hoặc nghỉ ngơi trong khoảng thời gian trẻ ngủ trưa.

3. Góc nhìn của các chuyên gia về giấc ngủ trưa của trẻ

Dưới đây là một số quan điểm của các chuyên gia về giấc ngủ trưa của trẻ em:

  • Theo Jodi Mindell, một nhà tâm lý học trẻ em và là tác giả của Ngủ xuyên đêm: Làm thế nào trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và cha mẹ của chúng có thể có được một giấc ngủ ngon , phó giám đốc của Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia cho rằng, trẻ em khoảng 18 tháng tuổi thường bỏ giấc ngủ trưa. Nếu có thể, hãy để con bạn ngủ trưa ở cùng một nơi mà trẻ ngủ vào ban đêm. Thời gian ngủ trưa cố định ở một nơi cố định sẽ đảm bảo rằng trẻ có được giấc ngủ cần thiết. Thời gian tốt cho giấc ngủ ngắn là giữa đến cuối buổi sáng cho giấc ngủ ngắn buổi sáng và đầu giờ chiều cho giấc ngủ trưa buổi chiều. Đừng để con bạn ngủ trưa quá 4 giờ chiều, nếu không trẻ sẽ khó ngủ vào ban đêm. Cần đảm bảo thời gian ngủ trưa phù hợp.
  • Theo Bác sĩ nhi khoa Richard Ferber, người sáng lập Trung tâm Rối loạn giấc ngủ trẻ em tại Bệnh viện Nhi Boston, cho biết trẻ có thể bỏ giấc ngủ trưa vào buổi sáng khi lên 2 tuổi. Hai giấc ngủ ngắn ban ngày có thể làm giảm giấc ngủ ban đêm.
  • Theo Bác sĩ nhi khoa T. Berry Brazelton, tác giả của cuốn sách phát triển trẻ em Touchpoints , nói rằng khi con bạn được 18 tháng, không nên ngủ nhiều hơn một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, thường là từ giữa trưa đến 2 giờ chiều. Đừng để trẻ ngủ quá 3h đồng hồ, nếu không trẻ sẽ khó đi ngủ vào ban đêm .
  • Theo William Sears - Bác sĩ nhi khoa và gia đình của anh ấy được biết đến là người ủng hộ phương pháp chăm sóc nhẹ nhàng để giúp trẻ nhỏ ổn định giấc ngủ. Ông cho rằng, đến năm 2 tuổi, hầu hết trẻ em bỏ ngủ trưa nhưng vẫn cần nghỉ ngơi vào buổi chiều trong một hoặc hai giờ.
Trẻ ngủ trưa
Trẻ có thể bỏ giấc ngủ trưa vào buổi sáng khi lên 2 tuổi, hai giấc ngủ ngắn ban ngày có thể làm giảm giấc ngủ ban đêm.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, ngoài giấc ngủ của trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan