Nhiễm giun kim ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Dinh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh giun kim là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhất là ở trẻ em. Giun kim sinh sôi và phát triển tại khu vực hậu môn, thức ăn của chúng là máu của vật chủ. Bệnh có thể thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,... Tuy nhiên bệnh giun kim vẫn có thể điều trị và phòng ngừa nếu cha mẹ nhận biết bệnh kịp thời.

1. Giun kim là gì?

Giun kim là loài giun tròn kí sinh trong ruột người có tên là Enterobius vermicularis. Giun kim đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn, ấu trùng trong trứng phát triển sau 4-6 giờ. Người lành sau khi nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm ấu trùng thoát khỏi vỏ trong ruột non, giun sẽ phát triển, trưởng thành, ký sinh ở ruột già.

Bệnh giun kim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống
Giun kim có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

2. Cơ chế gây bệnh của giun kim như thế nào và gây nên những hậu quả gì cho trẻ?

Khi ở trong ruột giun kim có thể gây ra những tổn thương, kích thích niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính, có thể gây nổi mẩn, dị ứng. Nếu giun kim chui vào ruột thừa có thể gây viêm ruột thừa. Có trường hợp giun kim chui sang bộ phận sinh dục gây viêm ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ở trẻ gái và phụ nữ. Thời gian từ khi nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm đến khi phát triển thành con trưởng thành và đẻ trứng khoảng 1 tháng. Giun trưởng thành có thể sống khoảng 2 tháng. Ban đêm giun cái có trứng di chuyển đến hậu môn và đẻ trứng ở các nếp nhăn quanh hậu môn. Sự tự nhiễm hoặc bò ngược từ vùng da hậu môn lên trực tràng có thể xuất hiện

3. Bệnh được chữa trị như thế nào?

Điều trị giun kim phải kết hợp chặt chẽ với phòng bệnh để tránh tái nhiễm. Với các tập thể nhiễm giun cao cần điều trị hàng loạt để chống tái nhiễm. Vì giun kim có tuổi thọ ngắn (1-2 tháng trong ruột) nên nếu chống bệnh tự nhiễm một cách tích cực thì có thể không cần dùng thuốc bệnh cũng tự khỏi.

Điều trị những người bị nhiễm giun kim và tập thể những người chung sống với người nhiễm có thể dùng thuốc nhóm benzimidazole với phác đồ: Mebendazole 500mg uống liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em, điều trị nhắc lại sau 1 tháng.

thuốc Mebendazole
Thuốc Mebendazole được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

4. Bệnh có dự phòng được không?

Bệnh giun kim có thể phòng ngừa được bằng một số biện pháp sau:

  • Phát hiện bệnh và chữa kịp thời
  • Rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối và buổi sáng
  • Không để trẻ mặc quần rách phần mông hoặc không mặc quần
  • Không để trẻ chơi lê la ở nền đất bẩn
  • Giữ sạch tay, cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài. Quần áo, giường chiếu phơi nắng thường xuyên.

Bệnh giun kim là một bệnh giun sán hay gặp đặc biệt bệnh phổ biến trên đối tượng trẻ em, trẻ em chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh nên đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu trong cộng đồng, các bậc phụ huynh phải chú ý chủ động phòng bệnh cho bản thân và con em mình.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan