Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không?

Trẻ nhỏ rất dễ phải đối diện với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi gặp tình trạng này, bé có nhiều biểu hiện khác nhau như chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón,... Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không, cách xử lý như thế nào? Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.

1. Giải đáp: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân với mức độ nghiêm trọng khác nhau và triệu chứng khác nhau. Trong đó, sốt cao là một trong những triệu chứng khiến nhiều người lo lắng.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ em và người lớn. Ở một số người bệnh, rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao, khiến toàn thân mệt mỏi,... Ngoài dấu hiệu sốt rối loạn tiêu hóa, trẻ còn có thể gặp một vài triệu chứng khác như:

  • Nôn trớ nhiều: Là triệu chứng thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, do thực quản của bé còn ngắn, phần dưới nở rộng, lớp cơ yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Nếu vài ngày trẻ mới nôn trớ 1 lần hoặc ăn quá no mới bị nôn trớ thì không sao (vì đây là nôn trớ sinh lý). Trường hợp trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn vào là nôn thì có thể là do đường tiêu hóa của bé đang có vấn đề;
  • Táo bón: Là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ có biểu hiện đại tiện 2 - 3 ngày/lần, phân khô, cứng, khuôn phân to và có màu đen, thường kèm theo đau bụng khi đi đại tiện;
  • Tiêu chảy: Là biểu hiện tương đối phổ biến khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bé thường đi ngoài phân lỏng như nước, phân sống, phân có mùi tanh;
  • Đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu: Là các triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa;
  • Chán ăn, ăn ít, quấy khóc: Bé bị rối loạn tiêu hóa thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới khả năng hấp thu dưỡng chất kém đi.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không là: Có. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng thông thường của tình trạng rối loạn tiêu hóa mà thường là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa hoặc cơ thể đang bị viêm.

2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nhưng với chứng rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt thì có thể nguyên nhân là do nhiễm trùng. Sau đây là một số tác nhân gây triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kèm sốt:

  • Nhiễm khuẩn: Salmonella, E. Coli, Campylobacter, vi khuẩn tả,... là những tác nhân gây rối loạn tiêu hóa hết sức phổ biến. Chúng có điều kiện xâm nhập vào cơ thể khi trẻ tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc những loại thức ăn chưa được chế biến kỹ. Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt vì độ tuổi thích gặm, mút tay và đồ chơi;
  • Nhiễm virus: Virus thường gặp nhất là rotavirus - tác nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị virus có sẵn trong nước, thức ăn và phân,... tấn công, gây tiêu chảy và nôn ói.

3. Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt có nguy hiểm không?

Bên cạnh vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không thì nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng tới mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Thông thường, nếu trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, có sức đề kháng tốt thì có thể khỏi sau 2 - 3 ngày mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, với trẻ có sức đề kháng kém, rối loạn tiêu hóa kèm sốt kéo dài,... thì trẻ có thể lên cơn sốt cao, co giật và rối loạn điện giải, mất nước,...

Trẻ bị sốt kéo dài và rối loạn tiêu hóa thường có sức khỏe yếu, cơ thể xanh xao hơn bình thường. Từ đó, trẻ biếng ăn và ăn kém, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng sốt do viêm và rối loạn tiêu hóa cũng khiến cho đường ruột của trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài, gây nhiễm trùng tiêu hóa. Vì vậy, nếu bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt, cha mẹ không nên xem thường mà cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị thích hợp.

4. Nên xử lý như thế nào khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt?

Sau khi đã giải đáp cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không, một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh băn khoăn là nên xử trí tình trạng này như thế nào. Sau đây là một số cách điều trị tại nhà mà bạn có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ:

4.1 Cách hạ sốt tại nhà

Để hạ sốt tại nhà cho trẻ em, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể hạ sốt cho bé thông qua các phương pháp làm mát cơ thể như:

  • Liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ (đo nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn đều được);
  • Chườm ấm hoặc lau cơ thể bằng khăn ấm: Dùng khăn mềm, sạch nhúng vào nước ấm, lau khắp mình trẻ, cho tới khi thân nhiệt hạ xuống. Tuyệt đối không nên chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm (do cơ chế co mạch ngoại vi);
  • Cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, thoải mái và rộng rãi. Không nên mặc trang phục dày, bó sát;
  • Nếu trẻ còn bú, nên tiếp tục cho bé bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước oresol theo chỉ dẫn. Với trường hợp trẻ không uống được thì sử dụng bông sạch chấm nước trên, thấm vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh nguy cơ thiếu nước và chất điện giải;
  • Tránh để gió lùa, tránh bật quạt,... vì có thể khiến cơ thể bị lạnh, làm kéo dài tình trạng sốt;
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mũi và mắt bằng dung dịch natri clorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, nên cho bé tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

4.2 Cách xử lý rối loạn tiêu hóa tại nhà

Cha mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu chảy hoặc thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ. Song song với đó, cha mẹ có thể kiểm soát, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng các phương pháp sau:

  • Cân đối thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Cần giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa;
  • Xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, không để cơ thể quá đói mới ăn hoặc ăn xong là đi nằm ngay;
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn chín - uống sôi;
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Sử dụng mẹo dân gian:
    • Dùng hồng xiêm xanh: Hồng xiêm xanh có vị chát với khả năng chữa tiêu chảy hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần lấy vài quả hồng xiêm xanh, đem thái lát mỏng rồi phơi khô hoặc sao vàng. Mỗi lần sử dụng thì lấy khoảng 10 lát hồng xiêm, sắc với nước, cho trẻ uống 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa;
    • Dùng nước gừng: Gừng tươi cũng là mẹo dân gian chữa tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa hiệu quả cho trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần lấy 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng, cho thêm 1 ít chè khô và nước vào, đun sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước nguội cho bé uống. Mỗi ngày nên cho bé uống 3 lần nước gừng để cải thiện tình trạng bệnh;
    • Dùng cà rốt: Cháo cà rốt là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé và giúp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 củ cà rốt + 5 quả ô mai + 1 nắm gạo tẻ. Sau đó, bạn đem rửa sạch cà rốt và ô mai, thái nhỏ; đem gạo rang vàng. Tiếp theo, cho các nguyên liệu vào nấu cùng với 200ml nước, nấu tới khi chín nhừ thì cho bé ăn. Nên cho trẻ ăn 2 lần/ngày, khoảng 2 - 3 ngày sẽ thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa thuyên giảm đáng kể;
    • Dùng lá ổi: Cha mẹ có thể lấy một ít lá ổi, sắc lấy nước cho bé uống hằng ngày để cải thiện tình trạng tiêu chảy cho rối loạn tiêu hóa.

5. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa kèm sốt ở trẻ em

Sau khi đã tìm được đáp án cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không, khá nhiều bậc phụ huynh quan tâm tới việc phòng ngừa tình trạng này. Theo đó, để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa đi kèm với sốt ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú mẹ: Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Đồng thời, người mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé;
  • Đưa trẻ đi khám ngay: Khi thấy trẻ có dấu hiệu bỏ ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa,... thì nên cho trẻ đi khám, không được tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh;
  • Giữ gìn vệ sinh: Nên rửa tay cho bé, tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh không gian sinh hoạt và học tập của bé;
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu trong chế độ ăn uống của trẻ. Cha mẹ nên chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh và không chứa hóa chất, rửa sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn cho con, đồ ăn của bé phải được nấu kỹ, bé nên ăn chín, uống sôi. Không được cho con ăn đồ sống, tái hoặc thức ăn để lâu ngày;
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt nên cha mẹ cần chế biến thức ăn mềm hơn. Các món ăn như cháo, súp, thịt hầm,... rất tốt cho đường ruột của bé, vừa dễ tiêu hóa lại dễ hấp thu dưỡng chất;
  • Chia nhỏ bữa ăn: Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ khó có thể tiêu hóa hết một lượng thức ăn lớn cùng lúc. Do đó, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Ngoài 3 bữa chính, các bậc phụ huynh nên cho bé ăn thêm các bữa phụ là hoa quả, sữa, sữa chua,... để tăng cường dinh dưỡng cho bé phát triển, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa;
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Trong thực đơn ăn uống hằng ngày của trẻ, cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như rau xanh, trái cây, sữa chua, các loại men vi sinh,... để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn, làm việc trơn tru hơn;
  • Rèn luyện thể chất: Ngoài lưu ý trong ăn uống, cha mẹ nên cho trẻ vận động và rèn luyện thể chất nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, ăn uống ngon miệng hơn;
  • Tiêm phòng: Cha mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho bé.

Với câu hỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không, câu trả lời là có. Khi bé gặp tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan mà nên đưa bé đi khám chuyên khoa và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt nghiêm trọng, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan