Sau khi nhổ răng sữa nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Sau khi nhổ răng sữa tại nhà cho bé, một số cha mẹ sẽ vứt bỏ chiếc răng đi trong khi những người khác lại thích giữ chúng vì lý do tình cảm hoặc khoa học. Quyết định nhổ răng sữa xong nên làm gì là tùy thuộc vào từng gia đình, từng hoàn cảnh. Đứng dưới góc độ chuyên môn, các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên nghĩ đến các tế bào gốc có thể được thu hoạch từ răng sữa. Đây là những tiềm năng sử dụng trong y tế với khả năng sửa chữa và tái tạo mô trong tương lai.

1. Cách chăm sóc con sau khi nhổ răng

Cha mẹ nên biết cách chăm sóc sau khi trẻ nhổ răng để bé thoải mái và mau lành vết thương hơn.

Khoảng thời gian mà con chịu cảm giác đau đớn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm nhổ răng cũng như cách thức thực hiện. Con được nhổ răng tại phòng khám nha khoa và được gây tê, sẽ giảm được đau hơn. Phụ huynh lưu ý, trong khi miệng của con vẫn còn tê, cần ngăn bé cắn vào lưỡi hoặc má. Khi con vẫn còn đau, chỉ nên cho trẻ uống đồ uống và thức ăn lỏng, mát lạnh giúp dễ chịu hơn. Ngày hôm sau, trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn rắn nếu cảm thấy thoải mái khi nhai. Trong vài ngày tiếp sau, tránh để trẻ nhai thức ăn ở bên cạnh chỗ nhổ răng. Khi trẻ cảm thấy hết đau, có thể quay trở lại nhai cả hai bên miệng.

Sau khi nhổ răng xong, để tránh chảy máu, cha mẹ nên đặt một viên gòn chặt lèn vào vết thương để cục máu đông hình thành nhanh chóng, nhất là khi trẻ hợp tác giữ nguyên hàm răng trong 45 phút sau đó. Nếu vết thương vẫn còn chảy máu sau khi gỡ viên gòn ra, hãy lấy một viên gòn khác đã làm ẩm bằng nước ấm rồi đặt lên lại vị trí nhổ răng, tiếp tục cho trẻ ngậm răng và cắn nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục sau 30 phút, trẻ cần được đưa đến văn phòng chăm sóc nha khoa.

Sau khi nhổ răng sữa, một cục máu đông bảo vệ hình thành trên ổ răng để thúc đẩy quá trình lành thương. Trong ít nhất 24h sau khi nhổ răng, hãy để trẻ tránh bất kỳ hoạt động nào có thể làm tan cục máu đông — hoặc giữ cho cục máu đông hình thành — chẳng hạn súc miệng mạnh hoặc tham gia vào các hoạt động thể lực mạnh.

Ngoài ra, con không chải răng gần chỗ nhổ răng trong 24h sau khi làm thủ thuật. Trẻ chải răng và dùng chỉ nha khoa trên các răng khác như bình thường. Ngày hôm sau, trẻ có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng bình thường gần chỗ nhổ răng và nên súc miệng nhẹ nhàng hàng ngày bằng nước muối ấm để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành thương.

2. Sau khi nhổ răng sữa nên làm gì tiếp theo?

Một số lý do phổ biến nhất khiến người lớn quyết định giữ lại răng sữa cho con cái là tuân theo truyền thống gia hay lưu trữ như một món kỷ vật, giúp trẻ vui vẻ, hợp tác cho những lần nhổ răng trong tương lai.

Ở một số nơi, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, cha mẹ sẽ chôn những chiếc răng sữa đầu tiên bị rụng đi của con mình với niềm tin lạc quan về tương lai của trẻ. Nếu cha mẹ mong con trai sẽ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, họ chôn răng dưới sân bóng. Hoặc khi mong muốn cuộc sống của con sẽ lĩnh hội nhiều kiến thức, họ sẽ chôn những chiếc răng trong khu vườn của thư viện hoặc trường học.

Ở châu Âu thời Trung cổ, cha mẹ thường ném những chiếc răng sữa đã rụng của con vào lửa. Họ đã làm điều này với suy nghĩ là đã nỗ lực giải thoát con cái của họ khỏi mọi thao túng của các phù thủy độc ác.

Trong khi đó, một số quốc gia châu Á lại có truyền thống vứt bỏ răng sữa của con ở nơi thật xa để khuyến khích sự phát triển khỏe mạnh của răng vĩnh viễn. Cụ thể là trẻ sẽ được khuyên ném răng sữa hàm dưới lên nóc nhà để khuyến khích răng mới mọc nhanh lên trên. Ngược lại, đối với những chiếc răng sữa rụng ra từ ở hàm trên, bọn trẻ sẽ ném chúng xuống đất hay tốt là chôn sâu dưới đất, dưới một tán cây lớn để làm cho những chiếc răng mới mọc hướng xuống nhanh hơn.

Các nền văn hóa khác cũng đã quan niệm chôn răng sữa của trẻ dưới gốc cây để có thể phát triển khỏe mạnh như một cái cây lớn.

Dưới góc nhìn của nha sĩ nhi khoa, các bác sĩ đều nhận ra giá trị tình cảm của cha mẹ với những chiếc răng đầu tiên của con mình. Mặc dù không phản đối quan niệm răng sữa nhổ xong làm gì theo các cách trên đây, với nền y học hiện đại, các bác sĩ sẽ khuyến khích cha mẹ về quyết định lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ. Đây là cách lý tưởng nhất để cha mẹ có thể tiếp tục sử dụng chúng để chăm sóc sức khỏe của con trong tương lai.

3. Làm thế nào để bảo tồn răng sau khi nhổ răng sữa tại nhà?

Khi quyết định giữ lại răng sữa, cha mẹ cần biết một số điều cơ bản để lưu trữ và bảo quản răng được lâu dài. Theo đó, cần làm sạch răng sữa kỹ lưỡng sau đó làm khô chúng thật kỹ, vì bất kỳ độ ẩm nào cũng có thể dẫn đến nấm mốc. Các bước vệ sinh răng sữa để giữ lại như sau:

  • Làm sạch răng: Dùng nhiều nước và xà phòng để rửa răng cho trẻ. Loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và rửa sạch răng.
  • Khử trùng: Có thể dùng cồn tẩy rửa để khử trùng bề mặt răng đúng cách.
  • Làm khô: Nếu muốn tránh bất kỳ nấm mốc hoặc vi khuẩn nào làm tổn hại cho răng, cha mẹ có thể làm khô răng bằng cách sử dụng khăn hoặc bất kỳ loại vải thấm nước nào khác để lau sạch.

4. Các hình thức bảo quản sau khi nhổ răng sữa tại nhà

4.1. Đặt trong hộp lưu niệm

Tất nhiên là sẽ tốt hơn nhiều nếu có một nơi dành riêng để giữ các răng sữa cho trẻ như dành ra một chiếc hộp lưu niệm. Một số hộp lưu niệm có hình dạng của một chiếc rương để phù hợp với kho báu mà trẻ đang cất giữ an toàn.

Bên cạnh đó, cha mẹ luôn có thể tái sử dụng một thứ gì đó như hộp đựng nhẫn nếu chỉ muốn giữ một chiếc răng hay cũng có thể tìm thấy trên một số thị trường trực tuyến có bán các hộp lưu niệm được thiết kế đặc biệt để giữ răng với sơ đồ răng, tương ứng cho mỗi chiếc răng sữa của con bị rụng đi.

4.2. Đính trong quyển nhật ký

Cha mẹ có thể có một quyển nhật ký hay cuốn sách dành cho trẻ nhỏ để ghi dấu những mốc quan trọng, có thể từ khi trẻ chưa chào đời. Như vậy, đây cũng có thể là một vật dụng lý tưởng để lưu trữ răng sữa khi trẻ vào độ tuổi thay răng.

Thời kỳ mọc răng của trẻ là một khoảng thời gian đẹp đẽ đối với con và việc ghi dấu khoảnh khắc này vào sổ kỷ niệm của con có thể rất đáng giá.

Để có thể giữ lại những chiếc răng sữa, nên đính kèm theo trong một phong bì vào một trong các trang trong cuốn sách và dùng nó để giữ răng của trẻ.

Giữ chiếc răng đầu tiên mà bé rụng đi sẽ là một kỷ niệm tình cảm về thời khắc quan trọng này. Đó là điểm trung gian tuyệt vời giữa việc không có bất kỳ vật lưu niệm nào từ khi trẻ chào đời cho đến khi trẻ vào tuổi đến trường.

4.3. Làm đồ trang sức từ răng

Đây là một điều có thể thực hiện, mới lạ, độc đáo nhưng không gây đáng sợ. Bởi một chiếc răng sữa rụng đi có thể trở thành một món quà lưu niệm rất hợp lý về sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn.

Một số người làm đồ trang sức thủ công có thể giúp chiếc răng trở thành món quà dễ thương cho con khi lớn lên, như làm mặt dây chuyền hoặc vòng cổ, cũng như góp phần giúp chiếc răng bảo quản tốt hơn khi được bọc bằng một số vật liệu chuyên dụng.

5. Lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa

Khoa học đã cho thấy liệu pháp tế bào gốc có thể giúp điều trị một số bệnh toàn thân. Phương pháp điều trị này vẫn còn tương đối mới đối với cộng đồng thời gian gần đây. Tế bào gốc nha khoa là tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong răng khôn và răng sữa. Đây là một phần của nhóm tế bào gốc trưởng thành được gọi là "tế bào gốc trung mô" và có khả năng biệt hóa thành xương, mô răng, sụn, cơ, tế bào thần kinh và các loại tế bào khác. Chúng đang được nghiên cứu để ứng dụng trong y học tái tạo và nha khoa.

Hiện nay đã có hơn 2.000 thử nghiệm lâm sàng được thực hiện hoặc đang diễn ra liên quan đến tế bào gốc và y học tái tạo. Một số nghiên cứu sử dụng tế bào gốc điều trị nhiều bệnh lý như tiểu đường type 1, đột quỵ, Parkinson, Alzheimer, chứng loạn dưỡng cơ, đa xơ cứng, bệnh tim mạch, chấn thương thần kinh và ung thư (bệnh bạch cầu, ung thư hạch).

Việc thu hoạch tế bào gốc từ người lớn rất khó khăn do can thiệp vào tủy xương. Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng có thể thu hoạch và lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ khi quá trình thay răng của trẻ em - vốn là điều tự nhiên. Để làm được như vậy, cha mẹ cần phải chủ động tìm hiểu thông tin trước đó về lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ, có thể ngay từ khi trẻ chỉ mới mọc răng hay mới chào đời. Điều này sẽ giúp cha mẹ biết về tiêu chuẩn một chiếc răng sữa rụng đi có thể trở thành “ứng cử viên” phù hợp, từ đó lựa chọn đúng thời điểm nhổ răng tại nhà cho trẻ và cách thức nhổ răng. Bên cạnh đó, một đội ngũ có chuyên môn giúp thu hoạch và bảo tồn các tế bào gốc từ răng sữa từ phòng khám nha khoa cho đến ngân hàng tế bào gốc sẽ giúp cho quá trình này đạt tỷ lệ thành công cao hơn.

Tóm lại, sau khi nhổ răng sữa nên làm gì là phân vân của nhiều cha mẹ khi trẻ chạm vào lứa tuổi thay răng. Một số người loại bỏ răng sữa theo tập quán, những người khác giữ lại cho trẻ mai sau. Đối với những cha mẹ đang nghĩ đến việc giữ lại răng sữa của con mình sau khi nhổ răng sữa tại nhà, yêu cầu của lựa chọn này phải phải rửa sạch chúng thật kỹ trước khi cất chúng vào hộp lưu niệm, biến chúng thành đồ trang sức. Quyết định bảo quản/ lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ là một lựa chọn lý tưởng khác trong cách để lại kỷ niệm cho con. Đó là một kỷ niệm “sống động” với giá trị sử dụng cực kỳ quý báu với liệu pháp tế bào gốc trong tương lai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan