Sự phát triển của trẻ 28 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Em bé 28 tuần tuổi của bạn bây giờ đã bảy tháng tuổi, ở độ tuổi này trẻ đang tận hưởng sự hiểu biết của mình, chịu khó học bò và thậm chí có thể bắt đầu ngồi dậy. Một số bé có thể đã tự đứng dậy để đi, trong khi những đứa trẻ khác vẫn vui vẻ lăn lộn để đến nơi chúng muốn. Đây là những thay đổi bình thường của sự phát triển ở trẻ. Bộ não bé nhỏ 28 tuần tuổi của bạn cũng đang làm việc chăm chỉ, phát triển nhanh chóng để giúp bé đứng thẳng và đi lại trong những tháng tới. Bạn có thể nhận thấy sự thèm ăn, thay đổi thói quen ngủ và thời gian quấy khóc và trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng mới. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sự phát triển của em bé 28 tuần tuổi sau sinh.

1. Sự phát triển của trẻ 28 tuần tuổi

Cân nặng của một em bé 28 tuần tuổi lớn hơn rất nhiều so với khi trẻ mới được sinh ra vì cơ bắp đã bắt đầu phát triển và chiếm một khối lượng lớn. Trong giai đoạn này trẻ bắt đầu học cách bò, do đó các bậc cha mẹ cần lưu ý vệ sinh nhà cửa, hạn chế vật chắn, vật cản, đảm bảo tránh mọi nguy hiểm khỏi khu vực để trẻ bò. Nhiều đứa trẻ cũng có thể cảm thấy thích thú với việc lăn lộn khắp nền nhà.

Các phương pháp di chuyển ở giai đoạn này cũng rất khác nhau ở trẻ em, vì thế không nên quá tập trung vào vấn đề này. Một số em bé có thể vẫn đang cố gắng để tập bò trong khi những đứa trẻ khác đã bắt đầu tự mình bò quanh nhà. Khả năng phát triển trí não của trẻ ở giai đoạn này cũng tương đối tốt. Bộ não của trẻ đã có thể kiểm soát việc luyện tập cơ bắp và sức mạnh, là bước chuẩn bị để trẻ có thể đứng lên và đi lại.

28 tuần tuổi cũng là giai đoạn mà hầu hết các bé háu ăn hơn bao giờ hết vì chúng cần năng lượng để cung cấp cho các hoạt động về thể chất cũng như phát triển não bộ. Việc học các kỹ năng mới cũng đòi hỏi nhiều năng lượng và cơ thể trẻ sẽ có ít thời gian nghỉ ngơi hơn. 28 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của trẻ cả về thể chất và trí tuệ.

Chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi
Cân nặng của một em bé 28 tuần tuổi lớn hơn rất nhiều so với khi trẻ mới được sinh ra

1.1. Cho trẻ 28 tuần tuổi ăn

Ở độ tuổi này, ngoài sữa mẹ, các ông bố bà mẹ cũng cần cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên một số bé có thể sẽ khó chấp nhận những bữa ăn thêm này. Do đó điều quan trọng cần nhớ là nên thêm những loại thực phẩm này vào bữa ăn của trẻ theo bất kỳ cách nào. Các bà mẹ có thể để trẻ cùng tham gia những bữa cơm gia đình, trong đó cho trẻ tập ăn chính những loại thức ăn trong bữa cơm đó, tất nhiên với một lượng nhỏ và tăng dần để trẻ có thời gian làm quen với những loại thức ăn đó.

Một vấn đề phổ biến với trẻ ở độ tuổi này là lưỡi của trẻ chưa có đủ sự linh hoạt nên khiến trẻ không thể di chuyển theo mong muốn của trẻ do đó sẽ rất khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Nhai cũng trở thành một vấn đề trở ngại với trẻ khi chúng không thể dùng lưỡi đẩy thức ăn sang một bên để có thể nhai đúng cách. Một số triệu chứng liên quan đến vấn đề này có thể xảy ra bao gồm nghẹt, hóc, ho hoặc nôn trong quá trình cho trẻ ăn dặm. Nếu thấy những dấu hiệu trên ngày càng trầm trọng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và đánh giá hoạt động của lưỡi xem đó có phải là vấn đề trở ngại trong giai đoạn 28 tuần tuổi của trẻ hay không.

1.2. Cho trẻ 28 tuần tuổi ngủ

Đối với trẻ 28 tuần tuổi, giấc ngủ thường sẽ gặp nhiều sự gián đoạn. Trẻ sẽ thường xuyên thức giấc trong đêm và khóc. Điều này xảy ra là do sự phát triển cơ nhanh của trẻ khiến chúng bị kích thích trong lúc ngủ.

Ngủ cùng cả bố và mẹ có thể là lựa chọn tốt cho giấc ngủ của trẻ 28 ngày tuổi. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng cần đảm bảo an toàn khi ngủ chung với trẻ sơ sinh để không gây khó khăn cho cả bé và cha mẹ. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà trẻ có thể tự ngậm và nhả ti mẹ kể cả trong lúc ngủ do đó có thể không khiến giấc ngủ của các bà mẹ ảnh hưởng nhiều như trong những giai đoạn trước đó.

Trẻ sơ sinh nên ngủ riêng trong cũi để đảm bảo an toàn
Trẻ sơ sinh nên ngủ riêng cũi để đảm bảo an toàn

1.3. Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh 28 tuần tuổi

Những loại đồ chơi cho trẻ trong giai đoạn mọc răng sẽ giúp trẻ giảm bớt những kích thích khi những chiếc răng sữa bắt đầu nhú lên khiến chúng khó chịu.

Cho trẻ ngủ cùng bố mẹ những cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé trong giấc ngủ. Nếu bé có biểu hiện khó khăn trong việc ăn các loại thực phẩm bổ sung dù đã được xay nhuyễn hoặc nghiền cần kiểm tra độ linh hoạt của lưỡi trẻ. Cần lưu ý là không nên ép trẻ ăn bất cứ thức ăn gì trong giai đoạn này nếu chúng không thích vì có thể tạo ra các hiệu ứng xấu về sau.

1.4. Xét nghiệm và tiêm phòng cho trẻ 28 tuần tuổi

Trong thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi, mỗi đứa trẻ sẽ được tiêm một loạt các loại vaccine. Mũi tiêm thứ ba của một số loại vaccine sẽ được tiến hành vào giai đoạn trẻ được 28 tuần tuổi bao gồm vacxin uốn ván, bạch hầu và ho gà (DtaP), vaccine bại liệt, vắc-xin viêm gan B (HepB), vắc-xin Hib, vắc-xin được sử dụng cho trẻ sơ sinh (PCV)rotavirus. Những loại vaccine này sẽ giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh như bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, cúm và một số bệnh khác. Nếu các bác sĩ nghĩ rằng bé có nguy cơ cao mắc viêm màng não, vaccin não mô cầu sẽ được chỉ định tiêm trong giai đoạn này.

Khám bệnh trước tiêm phòng - tiêm chủng cho trẻ tiêm vacxin
Trong thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi trẻ cần được tiêm phòng vacxin đầy đủ

1.5. Trò chơi và hoạt động cho trẻ 28 tuần tuổi

Các cơ bắp ở phần chân và bàn chân của bé ở giai đoạn này đã có thể phát triển đủ để hỗ trợ cho việc đi lại. Vì thế nhiều trẻ đã có thể đi lại chập chững trong giai đoạn này dưới sự hỗ trợ của người lớn.

Trẻ sẽ phát triển khả năng cầm nắm và ném đồ vật nên hãy cứ để trẻ được ném bất cứ thứ đồ chơi nào của chúng. Việc các bậc cha mẹ cần làm là hạn chế nhặt lại những món đồ chơi đó và để trẻ tự di chuyển để nhặt lại đồ chơi đó, điều này giúp những cơ bắp ở phần chi, đặc biệt là chi dưới của trẻ được tập luyện và phát triển tốt qua đó giúp trẻ có thể sớm đứng lên và đi lại.

Trẻ cũng bắt đầu học được cách lắng nghe trong giai đoạn này. Nhiều khi bé cũng rất hào hứng tham gia vào các cuộc trò chuyện của người lớn qua các âm thanh bập bẹ. Trẻ cũng có thể dần hiểu hơn về những gì cha mẹ nói. Để kích thích não bộ trẻ phát triển trong giai đoạn này, cha mẹ của trẻ có thể lặp lại một số âm thanh để trẻ chú ý và dành thời gian để trẻ có thể nói trong những cuộc trò chuyện của mình.

2. Cột mốc 28 tuần tuổi bé

Mặc dù bé có thể đã vượt qua một số cột mốc của giai đoạn 28 tuần tuổi nhưng việc chậm tiến độ hơn so với những bé khác là điều hoàn toàn bình thường. Những thay đổi của trẻ trong tuần tuổi thứ 28 không phải là quy tắc mà chỉ có thể coi là những sự hướng dẫn giúp cha mẹ có những nhận định chính xác hơn về các giai đoạn phát triển của trẻ. Một số cột mốc đáng chú ý trong sự phát triển của trẻ ở 28 tuần tuổi bao gồm:

  • Não bộ bắt đầu có khả năng thu thập và xử lý thông tin, bé có thể di chuyển rất nhanh chóng đến bất cứ nơi nào chúng thích. Thậm chí một số trẻ phát triển khá nhanh còn có thể cầm nắm và nhấc một số vật nặng lên.
  • Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển của các cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng chi dưới để chuẩn bị cho việc đứng lên và đi lại của trẻ.
  • Khi đã có thể bò một cách chắc chắn, trẻ sẽ hào hứng khám phá các ngóc ngách trong ngôi nhà, do đó việc loại bỏ các chướng ngại vật cũng như các đồ vật nguy hiểm khỏi đường di chuyển của trẻ là việc hết sức cần thiết.

28 tuần tuổi có thể trôi qua trong nháy mắt nhưng về mặt phát triển, từ lúc mới sinh đến thời điểm này trẻ đã trải qua một giai đoạn phát triển rất nhiều mặt. Trẻ đã có thể ngồi vững, thậm chí đứng dậy và ăn được nhiều loại thức ăn dặm hơn. Tiêm phòng cũng là việc cần thiết trong giai đoạn này. Sau khi tiêm vaccine, thông thường bé sẽ bị sốt nhẹ trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc trong trường hợp phát hiện ra bất cứ biểu hiện nào khác thường, cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Trẻ 28 tuần tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, mamanatural.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan