Sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌của‌ ‌trẻ‌ ‌9‌ ‌tuần‌ ‌tuổi‌ ‌sau‌ ‌sinh‌ ‌

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trẻ 9 tuần tuổi là thời điểm rất hiếu động và đáng yêu. Bé sẽ trở thành trung tâm của niềm vui cho cả nhà. Sự dễ thương của bé sẽ khiến cha mẹ yêu bé và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Mặc dù, ở giai đoạn này bé vẫn chưa thể điều khiển được chân tay, nhưng mọi thứ sẽ tốt dần lên cùng với tiến trình phát triển của bé.

1. Phát triển thể chất của bé 9 tuần tuổi

Bé 9 tuần tuổi sẽ có chiều dài nằm tăng khoảng 5cm kể từ khi được sinh ra và cân nặng của bé cũng có thể tăng khoảng 0.9 đến 1.3 kg. Tất cả những con số này cho thấy em bé của bạn đang phát triển không ngừng. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy chiếc giường của bé trở nên ngắn lại, và chỉ một khoảng thời gian rất ngắn nữa thôi, bạn có thể sẽ phải có kế hoạch thay thế nó.

Khi em bé bắt đầu tăng cân, cơ thể của chúng trông sẽ đầy đặn hơn, chân tay bé và toàn bộ cơ thể trông mũm mĩm và đáng yêu hơn. Đối với trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi, khi bạn kéo chúng nhẹ nhàng từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, chúng sẽ có thể giữ đầu thẳng hàng với cơ thể, nhưng đừng lo lắng nếu cơ cổ của chúng chưa đủ khỏe. Bởi vì, mỗi em bé phát triển với một tốc độ khác nhau.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Khi trẻ 9 tuần tuổi bắt đầu tăng cân, cơ thể của chúng trông sẽ đầy đặn hơn

2. Phát triển nhận thức của trẻ 9 tuần tuổi

Nếu em bé của bạn chưa cho bạn thấy nụ cười đầu tiên của chúng, thì bạn cố gắng kiên nhẫn chờ đợi thêm một chút nữa, bởi vì chúng sắp sửa sẽ xảy ra. Bạn có thể thử chọn một khoảnh khắc phù hợp với bé và giúp bản thân được thư giãn đồng thời lúc đó. Thời điểm trẻ 9 tuần tuổi vẫn chưa biết thế nào là đói hoặc mệt mỏi, bạn hãy cho bé nghe những bản nhạc yêu thích và những điều này có thể giúp bạn tìm kiếm nụ cười dễ thương của bé. Không những thế, khi cho bé tiếp xúc nhiều với âm nhạc, sự hiểu biết về âm thanh sẽ cải thiện đáng kể trong tuần này, cũng có thể, bé sẽ có phản ứng khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của bài hát.

Thính giác của bé đã được phát triển hoàn chỉnh hơn trong nhiều tuần. Khi trẻ 9 tuần tuổi, chúng sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến âm thanh chúng nghe được, đó là lý do tại sao phản ứng của chúng khác nhau rất nhiều.

Một giác quan khác mà trẻ 9 tuần tuổi đang phát triển đó là thị giác. Chúng sẽ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến các khuôn mặt của mọi người xung quanh chúng, tầm nhìn cũng sẽ phát triển hơn trong giai đoạn này. Vì vậy, bạn sẽ thấy bé nhìn chăm chú hơn để nhận biết sự khác biệt. Âm thanh cũng sẽ thu hút sự chú ý của bé, chúng bắt đầu biết quay lại để xác định nơi có âm thanh.

3. Tiêm phòng cho bé 9 tuần tuổi

Lẽ ra bạn nên có một cuộc hẹn tiêm chủng cho bé vào tuần trước, nhưng nếu phải hoãn lại, thì đây là một số lời khuyên về cách giữ bé trong quá trình tiêm chủng.

  • Trong cuộc hẹn, bé sẽ nhận được liều tiêm 5 trong 1 đầu tiên chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và Hib (haemophilus cúm type B).
  • Thời gian này, trẻ có thể tiêm PCV (vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn) để chống lại nhiễm trùng phế cầu khuẩn, vắc-xin Rotavirus (một nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy và bệnh tật) và Meningococcal Group B giúp bảo vệ chống lại những thứ như viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
  • Bạn có thể phải hoãn tiêm chủng nếu bé bị sốt, tiêu chảy hoặc có tình trạng sức khỏe không tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ bị ho hoặc cảm lạnh, trẻ vẫn có thể tiêm và mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng của bé. Hãy theo dõi cơn sốt mà chúng có thể mắc phải từ vắc-xin viêm màng não B, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn hạ sốt cho bé bằng cách cho bé uống paracetamol.

4. Giấc ngủ của trẻ 9 tuần tuổi

Trẻ 9 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Em bé của bạn nên bắt đầu ngủ thành từng giấc vào ban đêm, thường là khoảng 5-6 giờ một giấc mặc dù mỗi bé khác nhau và thậm chí một giấc ngủ có thể khoảng từ 6-7 giờ vẫn là hoàn toàn bình thường. Chúng sẽ ngủ trung bình từ 11 đến 15 giờ mỗi ngày, với những giấc ngủ ngắn trở nên ít thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, khi giấc ngủ ban đêm của chúng kéo dài hơn, những giấc ngủ ngắn vào ban ngày của chúng có thể ngày càng ngắn hơn. Để giúp cho giấc ngủ của bé sâu hơn vào ban đêm, bạn hãy thử cho ăn vào khoảng 10 giờ tối hoặc chỉ trước khi bạn đi ngủ, bởi vì bữa ăn này sẽ gây cho trẻ buồn ngủ nhiều hơn, đồng thời nó cũng đảm bảo trẻ không bị đói và thức dậy trong đêm để đòi ăn.

Trẻ 2 tuần tuổi có thể ngủ tối đa 18 tiếng
Trẻ 9 tuần tuổi nên bắt đầu ngủ thành từng giấc vào ban đêm

5. Bé 9 tuần tuổi nên ăn bao nhiêu?

Trẻ 9 tuần tuổi có thể tăng gần 3kg kể từ khi sinh ra, bé chắc chắn sẽ bú sữa mẹ nhiều hơn so với khi chúng mới sinh. Chúng tiếp tục trải qua các giai đoạn tăng trưởng khác nhau, sẽ ăn nhiều hơn, thường là khoảng 5-6 bữa trong 24 giờ. Hàm lượng sữa mỗi lần cho bé sẽ được tính theo 150-200ml theo cân nặng. Mặc dù bạn sẽ không thể biết được lượng sữa mà trẻ sẽ ăn được trong 1 lần bú mẹ nhưng bạn có thể cảm nhận được mỗi lần cho trẻ ăn.

Nếu trẻ 9 tuần tuổi bị đau bụng (được định nghĩa là khóc không thể kiểm soát trong hơn 3 giờ, 3 lần một tuần trong ít nhất 3 tuần), chúng sẽ thường ổn định trong một vài tuần sau đó.

6. Cột mốc của một em bé 9 tuần tuổi

6.1. Kiểm soát cơ bắp

Hiện tại, những đứa trẻ 9 tuần tuổi đã biết quan tâm đến tiếng rít của chúng, những cú đá và cú đấm mà chúng học được vào tuần trước sẽ gây ra nhiều tiếng động. Đây là cơ hội tuyệt vời để trẻ phát triển khả năng xác định âm thanh, phối hợp và cơ bắp. Trẻ cũng muốn nghe cha mẹ nói và các âm và cao độ khác nhau trong các giọng nói khác nhau. Vì vậy, hãy tiếp tục trò chuyện với bé và cho chúng cơ hội để đáp lại.

6.2. Nắm bắt

Thời điểm này, trẻ có thể nhận thấy nhiều thứ hơn trên khuôn mặt và âm thanh của mọi người xung quanh phòng, mối quan tâm mới của chúng có thể dẫn đến sự phấn khích. Khi chúng phát triển cánh tay và xử lý cơ bắp, chúng luôn mong muốn được nắm và cầm lấy mọi thứ

6.3. Kết bạn mới

Trẻ 9 tuần tuổi sau sinh sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày, đó là một thời điểm tốt để tổ chức cho bé đi chơi. Cuộc sống của bạn bắt đầu bình thường trở lại, bạn và bé có thể đi ra ngoài chơi cùng với mọi người.

7. Những vấn đề gì cha mẹ cần lưu ý với trẻ 9 tuần tuổi

7.1. Giấc ngủ ban ngày

Em bé có vẻ mệt mỏi vào ban ngày nhưng không ngủ trưa? Đó là nỗi lo lắng của bất kỳ cha mẹ nào, vì giấc ngủ ban ngày rất quan trọng cho sự phát triển. Khi trẻ 9 tuần tuổi, nhiều phụ huynh bắt đầu chú ý đến điều này nhiều hơn, và các chuyên gia về giấc ngủ của em bé đã khuyên rằng: “Theo dõi các dấu hiệu mệt mỏi của bé như: Dụi mắt và tai, nhìn chằm chằm vào không gian, gắt gỏng, ngáp, thì lúc này bạn nên giúp bé vào giấc ngủ bằng cách âu yếm, hát ru để bé dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

7.2. Khóc

Ngay cả khi bạn không phải đối phó với những cơn đau bụng của bé, thì bạn có thể bắt đầu tự hỏi tại sao bé lại khóc. Tất cả sự phát triển này gây tổn hại cho em bé của bạn không? Đây là cơn đau do co thắt, gọi là colic. Thường sẽ tự hết sau vài tuần.

Trẻ sơ sinh thường khóc nhiều trong những ngày đầu
Trẻ 9 tuần tuổi có thể khóc bất cứ lúc nào

Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.7K

Dịch vụ từ Vinmec