Tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh: Chẩn đoán và điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tắc tá tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp của tắc ruột sơ sinh. Tình trạng này có thẻ kèm theo các bệnh khác như: tim bẩm sinh, hội chứng Down, teo thực quản... Bệnh có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng nếu không được khám và điều trị sớm. Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bú kém, chướng bụng, quấy khóc, nôn ói sau bú ... cần đưa trẻ đi khám ngay.

1. Tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh là gì?

Tắc tá tràng là tình trạng xảy ra khi một phần của tá tràng không hình thành. Tình trạng này dẫn đến tắc nghẽn khiến thức ăn ( sữa ) hoặc chất lỏng từ dạ dày không thể đi xuống phía dưới một cách bình thường được.

Tắc tá tràng bẩm sinh là bệnh hiếm gặp. Đây có thể là một dị tật riêng rẻ nhưng cũng có lúc phối hợp với các dị tật khác, hay gặp ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down. Khoảng 1 trong 3 trẻ sinh ra bị tắc tá tràng có hội chứng Down. Ngoài ra, tắc tá tràng bẩm sinh thường có tỷ lệ cao với một số dị tật khác như tim bẩm sinh, teo thực quản, dị tật đường tiết niệu...

Bệnh Down
Tắc tá tràng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down

2. Chẩn đoán tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán trước sinh của tắc tá tràng ngày càng phổ biến, có thể được phát hiện ngay ở tuần thứ 18-20 của thai kỳ, nhất là ở những sản phụ bị đa ối.

Siêu âm dẫn đến chẩn đoán thường xảy ra thông qua một trong hai trường hợp sau:

  • Nếu sàng lọc di truyền hoặc xét nghiệm chẩn đoán xác định trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down: siêu âm sẽ được thực hiện để sàng lọc tình trạng tắc tá tràng.
  • Trong trường hợp mang thai không có nguy cơ mắc hội chứng Down, siêu âm sẽ được sử dụng quan sát tử cung trong các ngày tam cá nguyệt thứ ba. Tử cung mở rộng đôi khi được gây ra bởi quá nhiều nước ối, đó là tình trạng đa ối.
Siêu âm
Tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán bằng siêu âm khi trẻ được 20 tuần thai

3. Điều trị tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tắc tá tràng có thể được sinh bình thường bằng đường âm đạo và cần được chăm sóc y tế chuyên khoa sau sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh bị tắc tá tràng đều có thể tự thở nhưng bé sẽ không thể bú hoặc uống bình và thay vào đó sẽ được nuôi bằng chất dinh dưỡng thông qua đường mạch máu. Lúc này ruột của bé bị chặn, một ống mềm sẽ được đưa vào dạ dày thông qua mũi hoặc miệng. Ống này sẽ được sử dụng để hút bất kỳ không khí hoặc chất lỏng nào tích tụ trong dạ dày của trẻ.

Điều trị tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh cần phải phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn và sửa chữa tá tràng. Tuy nhiên, phẫu thuật không được coi là một trường hợp khẩn cấp, thường thực hiện khi trẻ được hồi sức và chuẩn bị trước mổ cho thật tốt - lúc đó trẻ khoảng 2 hoặc 3 ngày tuổi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ 2 đầu bịt của ruột bị tắc, sau đó đặt một ống thông từ miệng của trẻ qua dạ dày, qua miệng nối (đoạn ruột nối) vào lòng ruột non ở phía dưới rồi khâu nối ruột để phục hồi lại lưu thông của đường tiêu hóa. Ống thông này sẽ được sử dụng trong 1-2 tuần đầu sau khi phẫu thuật để giúp nuôi ăn sớm sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan