Thay máu sơ sinh ở trẻ bị vàng da bệnh lý

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh phân chia làm vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Đối với trường hợp vàng da bệnh lý nặng, có thể trẻ sẽ cần thực hiện thay máu sơ sinh càng sớm càng tốt. Việc thay máu sẽ giúp trẻ khỏi bệnh vàng da và tránh được các di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

1. Tìm hiểu về vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng làm cho da và lòng trắng trong mắt trẻ có màu vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều Bilirubin trong máu của trẻ. Vàng da thường xuất hiện vào tuần đầu tiên sau khi trẻ ra đời, đa phần trẻ sơ sinh đều bị vàng da ở mức độ nhẹ. Sau đó triệu chứng sẽ biến mất sau 1-2 tuần mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên trong một vài trường hợp hiếm gặp, nếu nồng độ Bilirubin vẫn duy trì ở mức cao và không được điều trị có thể gây ra tổn thương ở não (bại não, di chứng) dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến trẻ suốt đời, thậm chí là tử vong.

2. Nguyên nhân gây vàng da sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị vàng da với 2 lý do chính:

  • Vàng da sinh lý: Sau khi sinh có hiện tượng phá hủy hồng cầu nhiều khiến nồng độ Bilirubin gián tiếp tăng cao, gây vàng ra.
  • Vàng da bệnh lý: nhiễm trùng ,bất đồng nhóm máu ABO , Rh , tuyến giáp ..
  • vàng da bệnh lý do tan máu do bất đồng yếu tố Rh. Đây là một trong những nguyên nhân khá hiếm nhưng vô cùng quan trọng gây ra tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do bất đồng nhóm máu giữa yếu tố Rh+ trong máu của bố và Rh- trong máu của mẹ nên con sinh ra ngoài bị vàng da còn có thể bị thiếu máu, gan to, lá lách to.
Vàng da sinh lý ở trẻ có triệu chứng như thế nào?
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khiến cho da và lòng trắng trong mắt trẻ có màu vàng

3. Cách thức xử lý và điều trị vàng da bệnh lý

Trong trường hợp vàng da nhẹ, trẻ có thể được chiếu đèn để giảm các chứng vàng da . Tuy nhiên nếu mắc vàng da bệnh lý nặng,mà chiếu đèn không đáp đáp ứng điều trị , và mức bilirubin ở mức nguy hiểm thì phương pháp thay máu sơ sinh có thể được chỉ định. Thay máu sơ sinh là kỹ thuật được sử dụng để duy trì nồng độ bilirubin dưới mức gây độc thần kinh và cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh khác như đa hồng cầu hoặc nhiễm khuẩn huyết nặng. Thay máu sơ sinh được đánh giá là phương pháp điều trị nhanh chóng có kết quả và hữu hiệu được nhiều bệnh viện áp dụng.

3.1. Thay máu toàn phần

Thay máu toàn phần khi Trẻ bị vàng da NẶNG tới long bàn tay chân < 1 tuần tuổi , và có triệu chứng thần kinh : gồng ưỡn , trợ mắt . Nếu mức bilirubin toàn phần tiếp tục tăng cao thì sẽ gây tổn thương não bộ (bại não, di chứng) và gây bệnh lý vàng da nhân .

3.2. Trích máu một phần

Trẻ có thể được chỉ định thay máu một phần nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chứng đa hồng cầu (Hct >65%) có triệu chứng lâm sàng.

4. Phương thức và quy trình thay máu sơ sinh

4.1 Phương thức thay máu sơ sinh

Trường hợp bất đồng Rh: Nên dùng máu Rh- như mẹ để thay là tốt. Còn đối với trường hợp bất đồng ABO ta có 3 lựa chọn sau:

Cách 1: Dùng hồng cầu rửa ABO giống mẹ và huyết tương cùng nhóm với con hoặc nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%) pha theo tỷ lệ 1⁄2 (1 hồng cầu, 2 huyết tương).

Cách 2: Hoặc dùng máu tươi nhóm O có nồng độ kháng thể kháng A và B thấp

Cách 3: Hoặc lựa chọn máu để thay theo bảng:

  • Nhóm máu con: O ; Nhóm máu mẹ: Bất kỳ => chọn nhóm máu: O
  • Nhóm máu con: A ; Nhóm máu mẹ: A-AB => chọn nhóm máu: A-O
  • Nhóm máu con: A ; Nhóm máu mẹ: O-B => chọn nhóm máu: O
  • Nhóm máu con: B ; Nhóm máu mẹ: B-AB => chọn nhóm máu: B-O
  • Nhóm máu con: B ; Nhóm máu mẹ: O-A => chọn nhóm máu: O
  • Nhóm máu con: AB ; Nhóm máu mẹ: AB => chọn nhóm máu: Bất kỳ
  • Nhóm máu con: AB ; Nhóm máu mẹ: O,A,B => chọn nhóm máu: O
Thay máu sơ sinh
Cha mẹ nên theo dõi và cân nhắc thay máu toàn phần khi thấy trẻ bị vàng da

4.2. Quy trình thay máu sơ sinh

Khi thay máu nên đặt trẻ trong lồng ấp cố định tay, chân. Dùng đường tĩnh mạch rốn hoặc tĩnh mạch bẹn, đặt thông dạ dày. Đảm bảo trẻ hô hấp và tuần hoàn ổn định trong suốt quá trình thay máu. Nếu trẻ có kích thích hoặc hay cử động có thể dùng thuốc an thần. Chu kỳ bơm rút thay máu sơ sinh sẽ gồm 4 thì chính:

Thì 1: Rút 5-10ml máu bệnh nhi để làm xét nghiệm trước khi thay máu.

Thì 2: Thực hiện bơm máu từ bơm tiêm vào lọ chứa máu

Thì 3: Rút máu từ túi máu để thay vào bơm tiêm

Thì 4: Bơm máu từ bơm tiêm vào người bệnh nhi.

Lượng máu bơm vào sẽ tương đương lượng máu rút ra khỏi người bệnh nhi. Dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng máu rút mỗi lần:

<1500g: 5ml/lần

1500-2500g: 10ml/lần

2500-3500g: 15ml/lần

>3500g: 20ml/lần

Cứ 100ml máu thay cho vào người bệnh nhi 1ml Canxi Gluconate 10%. Trước khi kết thúc thay máu bác sĩ sẽ lấy máu làm xét nghiệm bilirubin, Hct, Hb, điện giải đồ...

Trong quá trình thay máu, trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phổ biến như:

  • Trẻ bị choáng, rối loạn nhịp tim thì cần điều chỉnh giảm tốc độ bơm-rút máu.
  • Nếu trẻ bị hạ thân nhiệt thì cần đảm bảo giữ ấm trong suốt quá trình thay máu.
  • Nếu bị tắc mạch do khí thì cần xem lại hệ thống bơm, đảm bảo hệ thống 4 chạc kín không có bọt khí
  • Để tránh trẻ bị nhiễm trùng huyết, cần phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối, cho trẻ dùng kháng sinh toàn thân sau khi thay máu.
  • Bị huyết tán do máu thay bất đồng: Có thể thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp để chọn tiếp nhóm máu thay phù hợp.

Trẻ em bị mắc vàng da bệnh lý nặng nếu không được thay máu sớm sẽ rất nguy kịch, để lại biến chứng về não bộ hoặc tử vong. Ngược lại nếu được điều trị sớm, đúng cách, trẻ sẽ hết vàng da và không để lại bất cứ di chứng gì sau này. Vì thế việc nhận biết sớm các dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất quan trọng để có thể đưa trẻ đến viện kịp thời.

Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương đã từng làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Thủ Đức và Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Với thế mạnh trong việc chẩn đoán, khám bệnh lý sơ sinh - hồi sức sơ sinh, Bác sĩ Chương hiện đang là Bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park và là thành viên hiệp hội Nhi khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

XEM THÊM:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan