Trật khớp vai ở trẻ em: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trật khớp vai trẻ em là một loại chấn thương phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi. Trật khớp vai trẻ em xảy ra khi xương quay của cánh tay phía dưới khuỷu tay bị trật ra khỏi khớp xương cánh tay. Trẻ em rất dễ bị trật khớp vai trong quá trình hoạt động. Tình trạng trẻ bị trật khớp vai gây đau đớn và yêu cầu sự chăm sóc bài bản từ ba mẹ.

1. Nguyên nhân trẻ bị trật khớp vai

Trật khớp vai ở trẻ em là tình trạng chỏm xương cánh tay không còn tiếp xúc với ổ chảo cánh tay sau một chấn thương. Trật khớp vai hay sai khớp vai tái hồi là tình trạng trật khớp vai lặp đi lặp lại dưới tác động của một lực chấn thương khi vai ở một vị trí nào đó, thường nhất là vai ở vị trí xoay ngoài.

Ở trẻ em, cấu trúc xương chắc hơn dây chằng nên với một chấn động bình thường cũng khiến nguy cơ trật khớp vai cao hơn. Mặt khác, ở trẻ em phần sụn viền bám vào xương ổ chảo là điểm yếu nên khi trật khớp vai sụn viền hay bị bong tróc ra khỏi ổ chảo.

Nguyên nhân trật khớp vai ở trẻ em chủ yếu do:

  • Té ngã: Vấp ngã khi chạy nhảy, nô đùa, có thể bị ngã từ cầu thang xuống hoặc khi sàn nhà trơn trượt.
  • Tai nạn giao thông: Tai nạn khi đang tham gia giao thông cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị trật khớp vai.
  • Trật khớp vai xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất: Điều này thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi khi bé bị kéo tay mạnh và đột xuất, hay khi bị kéo lên chỉ bằng một bên xách tay, hay khi bé được kéo lại lúc bé sắp bị té.
Bé bị ngã
Một số trường hợp bị té ngã có thể gây trật khớp vai ở trẻ nhỏ

2. Dấu hiệu và triệu chứng trật khớp vai ở trẻ em

Thông thường khi trẻ bị trật khớp vai sẽ khóc ngay lập tức, hoặc không thể sử dụng được cánh tay đã bị trật để cầm nắm hay làm bất cứ điều gì nữa.

Dưới đây là một số triệu chứng cho thấy trẻ bị trật khớp vai, ba mẹ cần lưu ý:

  • Vai sưng
  • Bị thâm ở vai bị trật
  • Tấy đỏ
  • Sự biến dạng của vai
  • Đau
  • Khó khăn trong việc cử động vai hoặc cánh tay
  • Mất cảm giác ở cánh tay hoặc cổ
  • Co thắt cơ ở vai

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay.

3. Điều trị khi trẻ bị trật khớp vai

Phần khớp bị trật có thể được kéo và đưa trở lại vị trí cũ bởi bác sỹ. Trẻ sẽ bị đau nhưng chỉ trong giây lát. X-quang là không cần thiết cho những trường hợp này.

  • Trẻ sẽ được kiểm tra xem có thể sử dụng lại cánh tay bình thường mà không bị đau đớn hay khó chịu gì hay không.
  • Thông thường, đa số trẻ có thể di chuyển và sử dụng tay bình thường ngay sau khi được chữa trị, nhưng đôi khi có trẻ cũng cần thời gian lâu hơn để hồi phục.
  • Thời gian trẻ bị trật khớp vai càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng chậm. Và trẻ có thể sẽ phải uống thuốc giảm đau.
Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Trẻ bị trật khớp vai có thể được sử dụng thuốc giúp giảm đau

Trong trường hợp khớp vai bị trật nhưng không kéo tay để cho khớp bình thường lại như cũ được thì trẻ sẽ cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem có phần xương nào bị gãy hay không.

Nếu trẻ bị trật khớp vai tái hồi thì có thể cần can thiệp phẫu thuật để xử lý dứt điểm tình trạng này. Phẫu thuật sớm các trường hợp trật khớp vai tái hồi sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với để quá lâu với số lần trật quá nhiều. Do vậy, các bậc phụ huynh chú ý đi khám và điều trị sớm cho con em nếu đã có tình trạng trật khớp vai ở tuổi dưới 18.

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị trật khớp vai tại nhà

Thông thường sau khi chữa trị, trẻ có thể hoạt động và sử dụng tay bình thường ngay lập tức và có thể xuất viện về chăm sóc tại nhà. Vì vậy các ba mẹ cần lưu ý:

  • Hãy đảm bảo trẻ đeo băng hoặc băng cố định vai do bác sĩ cung cấp.
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định, với chính xác số lượng trong đơn thuốc.
  • Đắp đá lạnh lên vai bị trật của trẻ mỗi 1–2 giờ trong 3 ngày tiếp theo (10 đến 20 phút mỗi lần). Lưu ý: Dùng khăn tắm bọc đá lạnh để tránh làm bỏng da trẻ.
  • Sau 3 ngày đầu tiên, chuyển sang sử dụng gói chườm nóng để làm giảm cơn đau, từ 15 đến 20 phút mỗi lần.
  • Nếu bác sĩ có cho trẻ 1 số bài tập tại nhà, khuyến khích trẻ làm đúng những gì bác sĩ hướng dẫn.
  • Để mắt đến trẻ để đảm bảo bé không làm gì để tình trạng trở nên tệ hơn.

Khi trẻ có các dấu hiệu sau ba mẹ cần cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay:

  • Trẻ bị khó thở, trẻ dùng cơ bụng để thở. Khi trẻ thở, ngực chìm xuống hoặc lỗ mũi mở rộng.
  • Trẻ rất buồn ngủ và không dễ để tỉnh dậy. Trẻ có thể mất ý thức. Trẻ có biểu hiện buồn nôn hoặc bị buồn nôn nhiều hơn.
  • Cơn đau càng dữ dội hơn. Tay trẻ bị lạnh đi và đổi màu.
  • Có cảm giác ngứa ran, bị yếu đi hoặc bị tê ở cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay
  • Vai của trẻ bị trật lần nữa. Tình trạng của trẻ không cải thiện như mong đợi.
Trẻ đau bụng
Trẻ xuất hiện cơn đau dữ dội cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay

Khi trẻ bị trật khớp vai ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời nhằm phục hồi chức năng tay cho trẻ. Tránh tình trạng để quá lâu sẽ gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan