Trẻ 33 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 33 tháng tuổi

Trong giai đoạn trẻ 33 tháng tuổi sẽ có sự phát triển mạnh về chiều cao. Mặc dù yếu tố di truyền có vai trò to lớn đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ nhưng dinh dưỡng là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình này.

Trẻ 33 tháng tuổi ăn được những gì? Là câu hỏi được đặt ra trong đầu của nhiều bậc phụ huynh. Các loại thức ăn tốt, giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao phải chứa nhiều canxi và khoáng chất cần thiết như kali, chất đạm, chất béo,...

Bạn có thể cho trẻ uống đầy đủ 600ml sữa mỗi ngày đặc biệt là những loại sữa có chứa các thành phần tốt cho việc phát triển chiều cao. Sữa lại là nguồn thực phẩm giàu canxi nhất và hấp thu dễ nhất trong tất cả các loại thực phẩm, ngoài ra có thể ăn cá nhỏ nguyên xương hay tôm tép nguyên vỏ thì mới thực sự tốt.

Xác định chế độ dinh dưỡng tương đương với độ tuổi và nhu cầu của từng trẻ là rất tốt cho sự phát triển cân bằng và toàn diện của trẻ. Trẻ 33 tháng tuổi, bạn có thể ước lượng thức ăn cần thiết cho trẻ như:

  • 1 bát cơm cần 30gr thịt, 50gr cá, 10gr đậu phụ trong một bữa ăn là phù hợp.
  • Vitaminchất xơ có trong rau xanh.
  • Cho trẻ ăn trái cây và bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, hoặc kẹo nhiều để tránh mắc bệnh sâu răng hay bệnh béo phì.

Cần theo dõi chiều cao và cân nặng của bé đều đặn
Trong giai đoạn trẻ 33 tháng tuổi sẽ có sự phát triển mạnh về chiều cao

2. Chăm sóc răng miệng ở trẻ 33 tháng tuổi

Trẻ 33 tháng tuổi mọc bao nhiêu răng? Cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia cho biết số lượng răng mọc theo độ tuổi từ 14 tháng – 33 tháng như sau:

  • Từ 14 – 18 tháng tuổi: Tương tự như 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới sẽ mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa hàm dưới.
  • Từ 16 – 22 tháng tuổi: Là giai đoạn 2 chiếc răng nanh hàm trên bắt đầu mọc và lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
  • Từ 17 – 23 tháng tuổi: Giai đoạn 2 răng nanh hàm dưới mọc và giúp bé có nụ cười toàn răng.
  • Từ 23 – 31 tháng tuổi: Là giai đoạn 2 răng hàm dưới bắt đầu mọc phục vụ cho việc ăn nhai tốt hơn.
  • Từ 25 – 33 tháng tuổi: Là giai đoạn 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc lên. Và khi 3 tuổi là bé đã có hàm răng với 20 chiếc răng sữa.

Như vậy khi trẻ 33 tháng tuổi thì gần như trẻ đã mọc hầu hết toàn bộ răng sữa do vậy trong giai đoạn này việc chăm sóc răng miệng là rất cần thiết.

Một số cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 33 tháng tuổi:

  • Làm sạch răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa hai lần một ngày. Trong đó, tối thiểu cha mẹ cần chải răng giúp trẻ thật kỹ một lần (ngay khi mọc chiếc răng đầu tiên).
  • Sử dụng bàn chải nhỏ có lông mềm và một lượng thật ít kem đánh răng có fluor.
  • Ăn thêm các bữa phụ có đầy đủ các chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển răng của trẻ. Nhưng tránh ăn quá nhiều đường.
  • Cẩn thận khi cho trẻ bú bình để tránh sâu răng (cho nước lã vào bình khi trẻ ngậm bình để ngủ).
  • - Đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ càng sớm càng tốt, lần đầu tiên vào lúc trẻ được 6 tháng tuổi).

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, còn có hai cách sau đây bảo vệ răng của trẻ khỏi bị sâu:

  • Trám bít hố rãnh: bác sĩ răng hàm mặt sẽ phủ chất trám lên mặt nhai và các mặt có hố rãnh khác của răng để bít lại.
  • Đặt fluor tại chỗ: ở những trẻ có nguy cơ sâu răng, bác sĩ răng hàm mặt sẽ phết dung dịch hay gel fluor lên răng (hai lần một năm).

Nên cho trẻ khám răng định kỳ (dù không có vấn đề về răng miệng). Bác sĩ răng hàm mặt có thể tư vấn cho cha mẹ về sự phát triển răng của trẻ cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan.

Lưu ý vệ sinh răng cho trẻ ăn dặm
Vệ sinh răng miệng cho trẻ 33 tháng tuổi hai lần một ngày

Giai đoạn trẻ 33 tháng tuổi là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ vì vậy trong giai đoạn này cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như cách thức chăm sóc răng miệng phù hợp giúp cho trẻ có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, nếu nhận thấy các vấn đề bất thường của trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám.

Tư vấn & thăm khám các bệnh lý răng miệng ở trẻ đang được thực hiện tại Vinmec. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan