Trẻ 36 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

36 tháng tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của trẻ bởi giai đoạn này, các tế bào thần kinh của não bộ phát triển với tốc độ cực nhanh. Nếu ở giai đoạn 1 tuổi, não bộ của trẻ chỉ bằng 70% người trưởng thành thì đến 3 tuổi, bé đã đạt đến 85%. Do vậy dinh dưỡng cho trẻ 36 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 36 tháng tuổi

Khi trẻ 36 tháng tuổi lúc này trẻ có tốc độ tăng trưởng về thể chất rất lớn nên cần có một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cơ thể cũng như để tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Trẻ 3 tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Thường là câu hỏi của các bậc cha mẹ. Vì bao tử của trẻ còn khá non nớt, hệ tiêu hóa hoạt động vẫn kém, nên chỉ hấp thụ được một lượng thức ăn nhỏ. Vì vậy, thay vì cho con ăn quá nhiều trong một lần, mẹ nên chia nhỏ ra nhiều bữa.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, mặc dù trẻ ở độ tuổi này thường không có khái niệm về số lượng hay thực phẩm dinh dưỡng gì cả, trẻ chỉ ăn khi cảm thấy đói. Thế nhưng, nếu mẹ cho con ăn các món ăn có nhiều đường, muối hay tinh bột, trẻ sẽ ăn rất nhiều, thậm chí nhiều hơn so với nhu cầu của mình.

Ngoài ra, khi quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ 36 tháng tuổi cần lưu ý, thực đơn nên đảm bảo cung cấp các nhóm thực phẩm như sau:

  • Khoảng 150 – 200g gạo tẻ, tuy nhiên, có thể giảm bớt gạo đi nếu đã nấu bún, mì, phở.
  • Khoảng 150 – 200g thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, chia thành 4 bữa, mỗi bữa 40g.
  • Khoảng 40g dầu mỡ, chia 4 bữa, mỗi bữa 10g = 2 thìa cà phê.
  • Khoảng 150g - 200g rau xanh.
  • Khoảng 200g quả chín.
  • Khoảng 400 – 500ml sữa.

Đây là lượng dinh dưỡng nên cho trẻ ăn. Trong đó:

  • Tinh bột: 6 phần/ngày tương đương với 3 chén cơm/ngày.
  • Trái cây và rau xanh: 4-5 phần trong ngày (1 phần rau xanh/trái cây bằng nửa chén rau luộc; 1 trái chuối, 3/4 ly nước cam; 2 nhánh bông cải xanh).
  • Chất đạm: 3 phần/ngày (1 phần đạm = 1/2 quả trứng + 50g thịt, cá, tôm; 1/4 chén đậu nấu chín; 4 thìa bơ đậu phộng).
  • Sữa: 4-5 phần/ngày (1 phần sữa (100ml) = 1⁄2 ly sữa hoặc 1 hộp sữa chua, 1 miếng phô mai 15g).
bữa sáng lành mạnh cho trẻ em
Thay vì cho con ăn quá nhiều trong một lần, mẹ nên chia nhỏ ra nhiều bữa

Để phản ảnh chế độ dinh dưỡng có hợp lý hay không, thì cha mẹ cần nắm rõ được bé 36 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Từ đó có thể biết được sự phát triển của con là bình thường hay bất bình thường:

  • Cân nặng lúc 3 tuổi bé nặng khoảng 14-14,5kg. Giai đoạn này bé tăng cân chậm, khoảng 100-200g mỗi tháng.
  • Nếu bé không lên cân trong 2-3 tháng liên tiếp, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn thêm.
  • Mặt khác, nếu bé tăng cân nhanh trên 500g mỗi tháng và trong nhiều tháng liên tiếp, cần xem chừng nguy cơ béo phì.
  • Sau 1 năm đến khi tròn 4 tuổi, bé tăng thêm 2kg, tức là nặng khoảng 16-16,5kg.

2. Chăm sóc răng miệng ở trẻ 36 tháng tuổi

Ngoài vấn đề dinh dưỡng cho trẻ 36 tháng tuổi, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ vì răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của trẻ. Ở trẻ 36 tháng tuổi lúc này toàn bộ răng đã mọc đầy đủ nên càng phải chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ hơn.

Để việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trở nên dễ dàng và hiệu quả cha mẹ cần lưu ý:

  • Thực tế việc vệ sinh răng miệng cho bé đôi khi mất khá nhiều thời gian, cha mẹ có thể làm mẫu hoặc thay đổi các loại bàn chải, màu sắc khác nhau và kiên trì cùng chơi trò chải răng với trẻ. Nên tán thưởng khi trẻ tự chải răng và để bé có hứng thú với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Sử dụng kỹ thuật chải răng ngang, chải đầy đủ tất cả các mặt hàm trên và hàm dưới. Nên chải mặt ngoài cả hai hàm sau đó chải mặt trong và cuối cùng là mặt nhai để tránh bỏ sót.
  • Việc chải răng của bé cần phải được ba mẹ giám sát thường xuyên, khi trẻ đã tự nhận thức được việc chải răng, ba mẹ có thể cho bé chải răng trước, sau đó kiểm tra lại đến khi việc chải răng của bé đã thật sự hiệu quả.
  • Khám răng định kỳ 3-4 tháng/lần để kiểm soát và dự phòng các bệnh lý sâu răng, kiểm soát việc mọc răng của trẻ. Việc khám định kỳ sẽ giúp làm hạn chế những vấn đề răng miệng của trẻ, xây dựng thói quen nha khoa lành mạnh cho trẻ.
  • Cha mẹ nên tập thói quen ghi lại thời điểm mọc răng và những can thiệp nha khoa của trẻ. Đây chính là hồ sơ theo dõi vô cùng có ý nghĩa đối với những vấn đề răng miệng của trẻ sau này, giúp nha sĩ có tư liệu để đưa ra định hướng điều trị sau này.
  • Phát hiện và loại bỏ các thói quen xấu như bú bình, mút môi, đẩy lưỡi, thở miệng bằng cách trao đổi với nha sĩ trong những buổi khám răng định kỳ.
  • Bôi verni fluor dự phòng tại cơ sở y tế 6 tháng/lần đối với những trẻ có nguy cơ sâu răng.
kích thước bình sữa
Cha mẹ cần loại bỏ thói quen xấu như bú bình, mút môi,... của trẻ 36 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ 36 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng trong những năm phát triển đầu đời của trẻ. Bên cạnh đó việc chăm sóc răng miệng hiệu quả cũng góp phần mang lại sức khỏe giúp trẻ có nền tảng tốt để phát triển toàn diện.

Khi trẻ có những bất thường về sức khỏe, Cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan