Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm không?

Hăm tã là một tình trạng bất thường về da hay gặp ở trẻ em, cần được phát hiện và có chữa trị phù hợp. Hiện nay, “trẻ bị hăm có nên đóng bỉm hay không và cách đóng bỉm cho trẻ đúng nhất” là những thắc mắc thường gặp của các bậc cha mẹ có con đang phải dùng bỉm.

1. Trẻ hăm tã là gì?

Hăm tã là tình trạng hệ thống bài tiết ở da trẻ bị bít kín vì ra nhiều mồ hôi, khiến khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt, không thông thoáng. Ngoài ra, khi trẻ đi tiểu trong tã, nếu không được thay thường xuyên và để trong thời gian lâu thì cũng sẽ gây ra hăm tã. Nặng hơn thì có thể khiến trẻ bị viêm da, khó chịu, ngứa ngáy, nếu trẻ gãi mạnh thì sẽ khiến da vùng này bị cọ xát gây ra tình trạng trầy xước và dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay nhiễm khuẩn huyết. Độ tuổi trẻ em hay gặp phải tình trạng hăm tã nhất là từ 3 đến 15 tháng.

Trẻ hăm tã thường có dấu hiệu như: Đỏ ở vùng da được bọc tã hoặc bộ phận sinh dục, đồng thời những khu vực này ngửi sẽ thấy mùi khai. Hăm tã có thể lan từ hậu môn đến mông, đùi, bề mặt da vùng bị hăm tã thường căng, lốm đốm đỏ, có mủ. Trường hợp trẻ bị bội nhiễm thì khi đi vệ sinh sẽ biểu hiện cảm giác đau, quấy khóc nhiều lần trong ngày, bú kém và khó ngủ.

Để điều trị thì cần dựa vào mức độ hăm tã của trẻ. Nếu trẻ chỉ bị hăm nhẹ thì chỉ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng vùng mang tã. Trong trường hợp vết hăm có biểu hiện nặng hơn, lan rộng ra nhiều nơi như mặt, tay chân, bụng và không có dấu hiệu lui bệnh sau 2 – 3 ngày thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ hăm tã
Trẻ hăm tã là một tình trạng bất thường về da hay gặp

2. Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm?

Đóng bỉm cho trẻ là một giải pháp vô cùng hữu ích, giúp các bậc cha mẹ có thể giải quyết được vấn đề vệ sinh cho trẻ nhanh chóng và sạch sẽ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cha mẹ đóng bỉm cho trẻ trong vòng 24 giờ mà không thay bỉm liên tục, khiến trẻ dễ mắc phải những bệnh lý về da như viêm loét da, hăm tã, nhất là vào những ngày có thời tiết nóng ẩm, mùa hè. Vì vậy, để tận dụng những công dụng của bỉm mà không gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn loại bỉm tốt, đạt chất lượng, có kích thước và chất liệu phù hợp, thấm hút tốt, sạch sẽ, an toàn với trẻ.
  • Hạn chế đến mức tối đa việc mang bỉm cho trẻ, khuyến khích việc đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày để tạo thành thói quen tốt cho trẻ.
  • Trước khi thay bỉm mới cho trẻ, cha mẹ cần cho vùng da ở chỗ đóng bỉm được tiếp xúc với môi trường xung quanh một lúc rồi mới đóng bỉm.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên 1 – 3 giờ.
  • Khi trẻ đi tiểu thì thay tã mới ngay sau đó.
  • Khi thay tã cho trẻ thì tránh để tã cọ xát có mạnh vào da của bé vì sẽ gây nên kích thích da.
  • Không nên đóng bỉm quá chặt, biểu hiện rõ ràng nhất là xuất hiện những vết hằn của bỉm trên da trẻ. Chọn bỉm dựa theo cân nặng của trẻ để đảm bảo kích thước phù hợp nhất.
  • Trước khi thay tã thì làm sạch và lau khô vùng da đóng bỉm.
  • Dùng kem chống hăm bôi ngoài da một lượng nhỏ nếu trẻ xuất hiện hăm tã.
trẻ hăm tã
Thay tã thường xuyên 1 – 3 giờ để giảm thiểu nguy cơ trẻ hăm tã

Tóm lại, mặc dù tã lót là 1 trong những vật dụng rất phổ biến và hữu ích đối với trẻ em, giải quyết được vấn đề đi vệ sinh của trẻ nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý cách đóng bỉm cho trẻ phù hợp, đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ để giúp bảo vệ vùng da nhạy cảm của bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan