Trẻ còi cọc biếng ăn, có phải do thiếu kẽm?

Chăm sóc trẻ phát triển mạnh khỏe một cách toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng nhiều trẻ lại xuất hiện tình trạng còi cọc, biếng ăn khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết có phải bé bị thiếu kẽm và làm cách nào để giải quyết.

1. Kẽm là gì?

Kẽm là nguyên tố quan trọng và cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của con người. Nguyên tố này giúp cơ thể chúng ta tăng cường sức đề kháng, tăng hấp thu chất cũng như hỗ trợ vận chuyển các khoáng chất cho cơ thể. Kẽm được hấp thu vào cơ thể con người chủ yếu qua 2 nhánh chính là ruột non và đường tiêu hóa.

2. Lợi ích tuyệt vời của kẽm đối với trẻ còi cọc biếng ăn

Một vài lợi ích tuyệt vời của kẽm đối với cơ thể trẻ có thể kể đến như:

  • Không cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trẻ sẽ khiến bé luôn cảm thấy mệt và nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ cũng tăng cao.
  • Cung cấp đủ kẽm sẽ giúp canxi được vận chuyển trong cơ thể dễ dàng và giúp bé luôn thoải mái, tinh thần ổn định và vui vẻ (Canxi là một trong những chất có khả năng điều hòa sự ổn định thần kinh).
  • Có kẽm trong thực đơn hằng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn, vị giác và khứu giác của trẻ cũng sẽ được phát triển. Nhờ vậy mà bé sẽ ăn đủ chất và giúp ích rất nhiều cho việc phát triển chiều cao cũng như trí tuệ của trẻ còi cọc biếng ăn.
  • Ngoài ra, việc cung cấp đủ kẽm sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt và tránh được nhiều bệnh như tiêu chảy.
trẻ còi cọc biếng ăn do thiếu kẽm
Kẽm mang lại nhiều lợi ích tuyệt với đối với trẻ còi cọc biếng ăn

3. Trẻ bị thiếu kẽm thường có biểu hiện như thế nào?

Với những lợi ích tuyệt vời như trên, nếu các bậc phụ huynh không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con sẽ rất dễ khiến trẻ bị thiếu kẽm. Những trẻ xuất hiện tình trạng thiếu kẽm thường có những biểu hiện sau:

  • Các bệnh về tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, biếng ăn,...
  • Chậm phát triển thể chất: chậm lên cân, chiều cao hạn chế, suy dinh dưỡng,...
  • Rối loạn trí não: bé thường cáu gắt, khó ngủ, ngủ không sâu,...
  • Các triệu chứng khác: tóc yếu, dễ gãy, xuất hiện “hạt gạo” trên móng tay, da hơi khô và vết thương rất lâu lành....

4. Bổ sung lượng kẽm bao nhiêu mg một ngày cho bé là đủ?

Việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, không thừa không thiếu luôn là một trong những điều mà các mẹ phải lưu ý. Nếu bé thiếu kẽm thì quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại nếu thừa kẽm sẽ dễ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể trẻ nhỏ.

Hàm lượng kẽm cần cung cấp theo độ tuổi có thể tham khảo như sau:

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi là 5mg/ngày
  • Trẻ từ 4 tuổi - 13 tuổi thì là 10mg/ngày
  • Người lớn sẽ dùng khoảng 12mg/ngày đối với nữ và 15mg/ngày đối với nam
  • Riêng phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai thì bổ sung 15mg/ngày
  • Phụ nữ sau khi sinh con 6 tháng đầu bổ sung 19mg/ngày
  • Bà mẹ sau sinh từ tháng 6-12 thì cần 16mg/ngày là đủ.

Trong mỗi lần bổ sung kẽm, cơ thể con người chỉ hấp được một lượng vừa và đủ khoảng 5mg/ngày. Nếu đạt điều kiện chuẩn và lý tưởng thì có thể đến 33%.

bổ sung lượng kẽm cho trẻ
Cần bổ sung xen kẽ cả thực phẩm chức năng và thức ăn toàn phần tươi mới cho trẻ bị thiếu kẽm

5. Thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho thực đơn của bé

Theo các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng trẻ em thì việc bổ sung kẽm cần đa dạng nguồn cung cấp. Vì vậy, các mẹ có trẻ còi cọc biếng ăn không chỉ nên quan tâm dùng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm, thay vào đó nên phối hợp bổ sung xen kẽ bằng các thực phẩm và thức ăn toàn phần tươi mới. Kẽm rất dễ tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật và thực vật như:

  • Hải sản: Kẽm thường xuất hiện nhiều ở các loại hải sản có vỏ như hàu, hến, cua, sò, tôm,...Tuy nhiên trước khi cho trẻ ăn các mẹ đừng quên chế biến sạch và chín kỹ.
  • Thịt: Không chỉ là nguồn chất đạm dồi dào mà trong thịt còn chứa một hàm lượng kẽm lớn, đặc biệt là thịt đỏ. Khi chế biến các mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ vừa đủ vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu.
  • Thực vật: Luôn là nguồn dinh dưỡng được các mẹ tin dùng vì không chỉ chứa nhiều kẽm và các khoáng chất thiết yếu, mà còn rất lành tính và an toàn. Các loại thực vật chứa nhiều kẽm bao gồm cây họ đậu, hạt khô, các loại hạt, rau củ,...

Các lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé còi cọc, biếng ăn

  • Trước khi bổ sung kẽm cho bé, mẹ nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa nhi. Tránh tự ý mua kẽm về bổ sung cho bé sẽ rất dễ làm bé thừa kẽm và gây hại cho sức khỏe.
  • Riêng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa ăn dặm, mẹ chỉ cần cho bé bú sữa mẹ đầy đủ là có thể cung cấp đủ kẽm.
  • Để bé có thể phát triển toàn diện thì các mẹ không nên quá chú tâm vào kẽm mà bỏ quên các dưỡng chất cần thiết khác như vitamin D, B1, B12, C, A,...

Việc cải thiện triệu chứng trẻ biếng ăn có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Khi có tình trạng trẻ còi cọc biếng ăn các mẹ nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa nhi lên thực đơn đủ dinh dưỡng, đủ kẽm cho bé giúp con được phát triển một cách toàn diện trong từng độ tuổi.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan