Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa có tiêm được vắc-xin phế cầu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS. Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiêm vắc-xin phế cầu là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,... do phế cầu gây ra. Vậy, trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa có tiêm được vắc-xin phế cầu?

1. Viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn

Bệnh phế cầu bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khác nhau, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng). Mỗi năm, gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do các bệnh về phế cầu. Vi khuẩn phế cầu là căn nguyên gây ra nhiều bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiều bệnh lý khác.

Phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt, dịch mũi họng khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.

  • Bệnh viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện sau các bệnh như: Cúm, sởi, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm V.A, viêm Amidan, u vòm mũi họng, viêm phổi, viêm khí phế quản,... Các vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp nhất là: Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae), vi khuẩn HiB (H. influenza týp B), tụ cầu vàng (S. aureus), M. catarrhalis.
  • Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em. Viêm phổi là bệnh lây nhiễm hàng đầu dẫn đến tử vong đối với trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

2. Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa có tiêm vắc-xin phế cầu được không?

Nhiều bố mẹ phân vân không biết có nên cho trẻ đã mắc viêm phổi, viêm tai giữa tiêm vắc-xin phế cầu hay không? Nhiều người cho rằng trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa sẽ không mắc lại lần hai. Đúng là cơ thể trẻ sẽ tự tạo miễn dịch sau khi bị vi khuẩn phế cầu tấn công, tuy nhiên, có đến 90 tuýp vi khuẩn phế cầu khác nhau và loại này không tạo miễn dịch cho loại kia nên khi trẻ đã nhiễm 1 tuýp phế cầu vẫn có thể nhiễm tuýp phế cầu gây bệnh khác vào những lần sau. Nếu không thực hiện biện pháp phòng ngừa, mỗi người sẽ mắc một vài loại vi khuẩn phế cầu khác nhau trong suốt cuộc đời của mình.

Hơn thế nữa, tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn giúp phòng ngừa được nhiều bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn không chỉ có viêm tai giữa, viêm phổi. Vắc-xin còn có thể phòng viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết do các tuýp phế cầu có trong vắc-xin gây ra. Vì vậy, trẻ từng mắc viêm phổi, viêm tai giữa vẫn nên tiêm vắc-xin phòng phế cầu.

Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa, có tiêm được vắc xin phế cầu Synflorix?
Tiêm vắc-xin phòng phế cầu giúp phòng ngừa nhiều bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn

3. Vắc-xin phòng phế cầu mấy tháng tiêm được?

Vắc-xin phế cầu bao gồm 10 tuýp kháng nguyên phế cầu thường gặp là 1, 4, 5, 6B, 7 F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F cộng hợp với Protein D của Hemophilus Influenza không định týp. Vắc-xin phòng phế cầu được sử dụng cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, tùy theo giai đoạn tuổi sẽ có phác đồ tiêm khác nhau.

3.1. Đối với các trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:

Độ tuổi này có thể sử dụng 2 liệu trình tiêm chủng:

  • Liệu trình 3 + 1: Đây là liệu trình được khuyến cáo để đem lại hiệu quả tối ưu. Với liều thứ nhất có thể được bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi. Liều thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Và liều thứ ba cách liều thứ 2 tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại (liều thứ 4) được chỉ định cách liều thứ ba tối thiểu 6 tháng và thường tiêm sau 1 tuổi sẽ đạt được kháng thể tối ưu hơn. Đối với các trẻ sinh non (ít nhất trên 27 tuần tuổi thai) có thể sử dụng liệu trình 3 + 1 khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Liệu trình 2 + 1: Dùng để thay thế liệu trình 3 + 1, liều thứ nhất có thể dùng cho trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng. Và liều nhắc lại cách liều thứ hai tối thiểu 6 tháng.

3.2. Đối với trẻ từ nhỏ 7 đến 11 tháng tuổi

Trường hợp khi chưa tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn Synflorix trước đó, có thể sử dụng lịch trình 2 liều tiêm và 1 liều nhắc. Liều thứ 1 là ngày bắt đầu tiêm, liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại được tiêm khi trẻ lớn hơn 1 tuổi và cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

3.3. Đối với trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi

Trường hợp khi chưa tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn Synflorix trước đó: Tiêm 2 liều với khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 2 tháng.

4. Nhưng lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ

Những tác dụng không mong muốn có thể gặp sau khi tiêm:

  • Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ >12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ hơn.
  • Các tác dụng không mong muốn thường trầm trọng hơn khi tiêm cùng với vắc-xin ho gà toàn tế bào.
  • Thường gặp: sốt >38 độ C, đau sưng đỏ hoặc cứng ở chỗ tiêm. Một số rất ít trường hợp tinh thần trẻ có thể bị kích thích, có cảm giác chán ăn.

Các triệu chứng có thể kéo dài khoảng 1-2 ngày nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, đa số phản ứng phụ sẽ tự hết nên phụ huynh không nên quá lo lắng mà bỏ qua việc tiêm phòng – phương pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất hiện nay.

Đối với các biểu hiện rất hiếm gặp như quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn, nổi ban, tụ máu tại chỗ tiêm, thở nhanh, khó thở, tím, bỏ ăn, sốt cao trên 39- 40 độ C, dùng thuốc hạ sốt khó hạ nhiệt độ hoặc các dấu hiệu dị ứng khác : cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời can thiệp.

5. Vì sao nên tiêm vắc-xin Synflorix phòng phế cầu cho trẻ tại Vinmec?

6. Hướng dẫn đặt lịch tiêm phòng tại Vinmec

Cách 1: Đặt hẹn qua Tổng đài

Quý khách liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Bệnh viện hoặc Phòng khám của Vinmec trên toàn quốc.

  • Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội): Hotline: 02439743556
  • Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM): Hotline: 028 3622 1166
  • Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa): Hotline: 0258 3900 168
  • Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh): Hotline: 0203 3828 188
  • Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng): Hotline: 0225 7309 888
  • Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng): Hotline: 0236 3711 111
  • Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang): Hotline: 029 7398 5588

Cách 2: Đặt hẹn trực tuyến

Cách 3: Đặt hẹn trực tiếp

Quý khách có thể đến đặt lịch trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc theo danh sách TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan