Trẻ sơ sinh có 3 tinh hoàn: Những điều cần biết

Nhiều bậc phụ huynh vô cùng hoảng sợ khi thấy bìu của con trai mình rất to hay trẻ sơ sinh có 3 tinh hoàn. Đây có thể là biểu hiện của bệnh tràn dịch màng tinh hoàn và nang thừng tinh- 2 loại bệnh khá phổ biến ở trẻ trai. Cả hai bệnh lý trên đều xuất hiện nguyên nhân do sự tồn tại ống phúc tinh mạc và có sự tích tụ một lượng dịch bất thường ở ống đó.

1. Nguyên nhân bé trai sơ sinh có 3 tinh hoàn

Mỗi bé trai khi sinh ra, thông thường sẽ có hai tinh hoàn được phân bố một cách cân xứng bên trái – bên phải và đồng đều nhau. Một số trẻ trai sơ sinh được cha mẹ đưa đi khám vì "có tới ba tinh hoàn".

Khi thăm khám, bác sĩ điều trị phát hiện có một khối tròn, căng, trơn, nhẵn, di động, không đau nằm ở cạnh phía trên tinh hoàn. Khối này có thể thay đổi thể tích nhưng không bị mất đi lúc khám; có thể nhìn thấy tương đối rõ ràng. Khi sờ nắn vẫn tách riêng được tinh hoàn và mào tinh khỏi khối u nang trên. Hình ảnh siêu âm cho thấy có khối loãng ở cạnh phía trên tinh hoàn - mào tinh.

Nếu trường hợp trẻ sơ sinh có 3 tinh hoàn thì sẽ có thể nằm chung bìu trái bìu phải, chung ống dẫn tinh hoặc độc lập. Hiện tượng này còn được gọi là bệnh đa tinh hoàn, thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc xuất hiện đối với những nam giới trưởng thành nhưng tỷ lệ khá thấp.

Trên thực tế, tình trạng bé trai sơ sinh có 3 tinh hoàn là do sinh non, thiếu tháng hoặc đường ống phúc mạc không bịt kín. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể xuất phát do trẻ mắc phải các bệnh lý dưới đây:

  • Tràn dịch màng tinh hoàn: Triệu chứng của bệnh lý là vùng bìu căng cứng, chảy xệ so với bên còn lại. Khi soi đèn chiếu ngược vào vùng bìu có thể thấy dịch trong suốt và tinh hoàn nằm ở giữa. Khối dịch phát triển lớn lên có thể làm mất các nếp nhăn tại vùng bìu. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là bìu căng, mất các nếp nhăn; ít thay đổi kích thước khi nằm nghiêng cũng như khi tham gia các hoạt động như chạy nhảy, ho, khóc. Khi nắn bóp vào bìu thì nó không thu nhỏ lại; không kẹp được màng tinh; không sờ nắn thấy tinh hoàn và mào tinh. Nếu sử dụng đèn chiếu ngược vào bìu thấy có dịch. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự hết trước 2 tuổi, vì vậy không khuyến cáo can thiệp điều trị phẫu thuật sớm trước 1 tuổi. Nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể kéo dài thời gian và đợi tới khi trẻ lớn hơn. Nguyên nhân là do sau độ tuổi này thì tình trạng bệnh không thể tự hết và có thể gây căng đau khi bé chạy nhảy.
  • Xoắn tinh hoàn: Là hiện tượng thừng tinh hoàn bị xoắn khiến cho máu không thể vận chuyển đến tinh hoàn nuôi dưỡng. Nếu tình trạng xoắn tinh hoàn trong thời gian kéo dài có thể gây ra hoại tử, cắt bỏ cần tiến hành điều trị kịp thời. Các triệu chứng của bệnh lý xoắn tinh hoàn bao gồm tình trạng tinh hoàn sưng to, đau dữ dội, cơn đau chạy từ bìu lên bẹn...
  • Nang mào tinh hoàn – Nang thừng tinh hoàn: Là tình trạng vùng bìu xuất hiện khối tròn, trơn và căng cứng nằm bên cạnh tinh hoàn nhưng không gây ra đau. Khi sử dụng tay nắn sẽ cảm nhận được khối u nang và tinh hoàn nằm hoàn toàn riêng biệt.

2. Trẻ sơ sinh có 3 tinh hoàn có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh có 3 tinh hoàn nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh lý của các bé trai sau này, cụ thể như:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Cảm giác đau nhức khiến em bé bị sốt, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ... dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết và suy nhược cơ thể kèm theo còi cọc.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý: Việc nang thừng trong thời gian kéo dài không được điều trị có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như viêm tinh hoàn hay viêm nhiễm mào tinh hoàn.
  • Nguy cơ hoại tử tinh hoàn: Bệnh xoắn tinh hoàn nếu không được chữa trị, cắt bỏ có thể gây ra tình trạng hoại tử. Nguyên nhân là do tinh hoàn bị tổn thương, thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn đến làm mất khả năng sinh dục và sinh sản sau này.

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, các bậc phụ huynh khi phát hiện bé trai sơ sinh có 3 tinh hoàn thì nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định nguyên nhân bệnh lý, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

3. Cách khắc phục 3 tinh hoàn hiệu quả

Để khắc phục tình trạng bé trai sơ sinh có 3 tinh hoàntinh hoàn ẩn hiệu quả, các bác sĩ điều trị cần cứ vào từng nguyên nhân gây nên hiện tượng này cũng như sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh có 3 tinh hoàn có nguy hiểm không? Nếu cha mẹ thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa trẻ ngay đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan