Trẻ suy dinh dưỡng sẽ chậm biết đi?

Sau 12 tháng tuổi, bé sẽ bước vào giai đoạn tập đi. Nhưng có một số bé 17 tháng chưa biết đi khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi. Trong đó, suy dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi

Những điều kiện để trẻ biết đi gồm các cơ bắp và bộ xương của trẻ đủ cứng cáp, hệ thần kinh nhất là não bộ phát triển. Trẻ bắt đầu tập đi khi ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng tuổi. Nhưng có một số bé 17 tháng chưa biết đi khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thực tế, tùy vào thể trạng của từng bé mà thời gian biết đi có thể thay đổi từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 18. Trẻ chậm biết đi nếu như sau tháng tuổi thứ 20 – 22 mà trẻ vẫn chưa đi được. Điều quan trọng là ở giai đoạn này bé vẫn biết phối hợp tay và chân linh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm biết đi. Trong đó, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ.

1.1.Tình trạng dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng sẽ thiếu vitamin D và canxi nên cơ thể còi cọc, chân tay ốm yếu, cơ và xương suy yếu. Trẻ không đủ sức để đứng dậy tập đi, dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi.

Ngược lại, trẻ thừa cân cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi. Khi thừa cân, trọng lượng cơ thể khiến cơ chân yếu, di chuyển không dễ dàng làm trẻ khó tập đi hơn, dẫn đến tình trạng chậm biết đi.

1.2. Trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường chưa phát triển toàn diện các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ vận động. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm trẻ chậm biết đi. Trẻ sinh non nên cơ thể yếu ớt và khó trụ vững, biết đi chậm hơn so với các trẻ cùng tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải trẻ sinh non nào cũng sẽ chậm biết đi. Tình trạng chậm biết đi của trẻ tùy thuộc vào số tuần tuổi của thai lúc sinh và thể trạng riêng từng trẻ.

1.3. Bẩm sinh – tự nhiên

Trẻ chậm biết đi có thể do nguyên nhân bẩm sinh, tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp. Vấn đề chủ yếu nằm ở tâm lý, trẻ sợ bị ngã sợ đau nên nhút nhát không muốn đi hoặc trẻ chỉ thích ngồi và nằm một chỗ.

1.4. Tính cách của trẻ

Mỗi trẻ sẽ có tính cách khác nhau, có trẻ năng động nhưng cũng có trẻ trầm tính. Thực tế có nhiều trẻ đã biết đi nhưng chỉ thích tự chơi một mình, không thích giao tiếp. Điều này khiến nhiều bố mẹ hiểu lầm rằng trẻ chậm biết đi. Ngoài ra, cách chăm sóc của bố mẹ cũng là nguyên nhân. Trẻ được gia đình bảo bọc quá mức, thường cho nằm hoặc bế nên ít có cơ hội tập đi, trẻ sẽ chậm biết đi hơn so với những trẻ khác.

trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm biết đi

1.5. Các vấn đề cơ xương khớp

Trẻ có những bệnh lý khiến trương lực cơ yếu như loạn dưỡng cơ, dị tật xương chân (đặc biệt là đoạn khớp nối với xương chậu), teo cơ bắp chân,... Những vấn đề về cơ xương khớp khiến tay chân trẻ rất nhỏ và yếu, không có các vận động phản xạ. Do đó, khi trẻ có các vấn đề về cơ xương khớp sẽ làm trẻ chậm biết đi.

1.6. Bại não và các rối loạn não bộ khác

Trẻ bại não do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn chức năng não bẩm sinh hoặc di chứng tổn thương não do can thiệp lúc sinh (ví dụ như thủ thuật Forcep). Ngoài ra, viêm não màng não, não úng thủy hay động kinh xảy ra trước khi biết đi cũng là những nguyên nhân khiến não của trẻ không phát triển được, nhất là vùng não vận động. Nếu trung khu cao cấp của hệ vận động không hoàn thiện sẽ khiến trẻ chậm biết đi hoặc thậm chí là không thể đi được.

1.7. Các bệnh lý nội tạng

Các bệnh lý nội tạng như bệnh xương thủy tinh, bệnh tim bẩm sinh, thông động – tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, viêm teo gan,... có thể không trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động nhưng lại ảnh hưởng lên sự phát triển thể chất và thể lực khiến trẻ yếu ớt, không đủ sức lực để tập đi. Điều này dẫn đến trẻ chậm biết đi so với các trẻ có cùng độ tuổi.

Xem ngay: Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi

2. Các biện pháp cải thiện vấn đề trẻ chậm biết đi

2.1. Dinh dưỡng

Bổ sung cho trẻ đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng, nhất là các vitamin và khoáng chất như vitamin D, sắt, canxi để trẻ phát triển khỏe mạnh.

2.2. Nắn chân và tay cho trẻ

Cha mẹ nên thường xuyên thực hiện các động tác kích thích tay chân cho trẻ như nắn từ nách đến bàn tay và từ đùi xuống bàn chân từ 3 – 5 lần/ ngày, sau đó để trẻ tự co duỗi tay chân. Việc nắn tay chân cho trẻ sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn đến các cơ, tăng phản xạ gân xương, tăng sức co bóp và tăng khối cơ chân, hạn chế được tình trạng trẻ chậm biết đi.

2.3. Kích thích trẻ vận động

Bố mẹ có thể sử dụng các món đồ chơi mà trẻ yêu thích sau đó để xa tầm với của trẻ trên một sàn rộng. Điều này sẽ kích thích trẻ trườn, bò, đi đến lấy món đồ chơi. Để cho việc kích thích trẻ vận động đạt kết quả, bố mẹ không nên để món đồ chơi quá xa sẽ khiến trẻ nhanh chóng chán nản. Mỗi khi trẻ gần chạm tới đồ chơi, bố mẹ có thể di chuyển ra xa hơn một chút, lặp lại khoảng 2 – 3 lần như vậy, rồi cho trẻ chạm 1 lần để trẻ hứng thú, tránh việc không cho trẻ chạm sau nhiều lần với sẽ làm trẻ mau chán và từ bỏ.

2.4. Tạo không gian cho trẻ tập đi

Cha mẹ nên tạo cho trẻ một khu vực an toàn và đủ rộng để trẻ thoải mái vận động, tập bò, và tập đi. Đồng thời, có thể bố trí thêm các điểm tựa như thành bàn, thành ghế hoặc thành giường, tay vịn trên tường giúp trẻ tự tin hơn để tập đi, nhất là đối với những trẻ nhút nhát, sợ đau, sợ té ngã.

2.5. Nâng đỡ trẻ

Nâng đỡ trẻ nghĩa là khi trẻ cố gắng tập động tác nào đó thì bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ thực hiện thành công, giúp trẻ cảm thấy thú vị khi trong vận động. Đối với trẻ chậm biết đi, việc nâng đỡ còn giúp trẻ không còn thấy hoảng sợ khi tập đứng hay tập đi. Bố mẹ có thể nâng nhẹ hai nách để trẻ cảm thấy an toàn và dễ dàng đưa chân tập đi.. Ở giai đoạn mới tập đi, bố mẹ cần ở bên cạnh trẻ, thử thả tay ra để trẻ tập khoảng 1 – 2 bước rồi trẻ ngã vào lòng. Bố mẹ nên thường xuyên động viên, khen ngợi và ôm ấp trẻ để trẻ tự tin hơn.

trẻ suy dinh dưỡng
Bố mẹ có thể hỗ trợ nâng đỡ trẻ nghĩa là khi trẻ cố gắng tập đi

2.6. Để trẻ chơi cùng với những trẻ khác

Để trẻ chơi cùng những trẻ khác cùng trang lứa mà có khả năng vận động tương tự hoặc hơn trẻ sẽ giúp lôi cuốn và kích thích trẻ làm theo. Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng trẻ chậm biết đi.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi và nguyên nhân do bị suy dinh dưỡng là chủ yếu. Vì thế, mẹ cần cân nhắc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ, đồng thời bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và phát triển thể chất toàn diện.

Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Khi có tình trạng trẻ còi cọc suy dinh dưỡng chậm biết đi các mẹ nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa nhi lên thực đơn đủ dinh dưỡng, đủ kẽm cho bé giúp con được phát triển một cách toàn diện trong từng độ tuổi.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

777 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan