Trẻ thiếu vitamin C gây ảnh hưởng gì?

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, hormone, carnitine và acid amin. Bên cạnh đó, đây cũng là một chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng miễn dịch và giúp hấp thu sắt, vì thế chúng rất cần thiết cho việc lành vết thương và tạo điều kiện để phục hồi tổn thương bỏng. Trẻ thiếu vitamin C có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới bệnh scurvy.

1. Nguyên nhân thiếu vitamin C ở trẻ

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, hormone, carnitine và acid amin. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng miễn dịch và giúp hấp thu sắt, bên cạnh đó nó cần thiết cho việc lành vết thương và tạo điều kiện phục hồi tổn thương bỏng. Sự thiếu hụt vitamin C cũng có thể xảy ra như một phần của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hoặc do nhu cầu cho chế độ vitamin C tăng lên như trẻ bị sốt, rối loạn viêm đặc biệt là rối loạn tiêu chảy, thiếu acid dịch vị, hút thuốc, tăng năng tuyến giáp, bỏng và sự thiếu hụt protein, phẫu thuật, stress lạnh hoặc nóng, sự thiếu hụt sắt.

Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin C ở trẻ có thể do quá trình chế biến thức ăn không đúng của cha mẹ. Bởi vì vitamin C có trong thực phẩm rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ.

Xem ngay: Ăn quả gì nhiều vitamin C nhất?

trẻ thiếu vitamin c
Trẻ thiếu vitamin C có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

2. Thiếu vitamin C ở trẻ gây ảnh hưởng gì?

Trẻ bị thiếu vitamin C thường có những dấu hiệu đặc trưng nhất là đau cơ xương, chấm xuất huyết hoặc bầm tím và chảy máu lợi. Những dấu hiệu khác bao gồm rụng tóc, teo cơ, vết thương kém lành và lông xoắn đặc trưng. Ngoài ra, bệnh còi là hậu quả của việc chế độ ăn uống thiếu vitamin C có trong trái cây, rau tươi và nước trái cây có hàm lượng vitamin C tự nhiên.

Trẻ thiếu vitamin C trầm trọng có thể gây nên bệnh scurvy, đây là một rối loạn đặc trưng với những biểu hiện như xuất huyết và sự hình thành dạng xương và ngà răng bất thường. Bệnh scurvy có những triệu chứng liên quan tới những khiếm khuyết trong các mô liên kết phát triển vài tháng sau khi trẻ bị thiếu vitamin C như tóc xoăn, suy thận nang và xuất huyết quanh nang lông có thể phát triển. Lợi có thể sưng lên, xốp, tím và dễ chảy máu khi thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng. Cuối cùng dẫn tới tình trạng răng bị lỏng lẻo và bị bật ra. Nhiễm trùng thứ phát có thể phát triển và những vết thương sẽ liền chậm, đồng thời dễ bị rách, xuất huyết tự phát có thể xảy ra đặc biệt là xuất huyết kết mạc hoặc những vết bầm máu ở da của chi dưới.

Những triệu chứng và dấu hiệu khác bao gồm đau thần kinh đùi do xuất huyết thành vỏ đùi, có thể trùng khớp với hội chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, chảy máu, phù chi dưới hoặc tràn dịch trong các khớp. Ở trẻ sơ sinh, những triệu chứng bao gồm dễ kích thích, trong quá trình vận động có thể đau, chán ăn và tăng trưởng chậm. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng trưởng xương bị suy yếu có thể xảy ra chảy máu và dẫn tới thiếu máu.

Xem ngay: Vitamin C có giúp tăng sức đề kháng?

trẻ thiếu vitamin c
Trẻ bị thiếu vitamin C thường có những dấu hiệu đặc trưng nhất là đau cơ xương

3. Phòng ngừa thiếu vitamin C ở trẻ

Theo khuyến cáo, lượng vitamin C chỉ cần 20mg/ngày là đủ để phòng ngừa bệnh còi. Đối với trường hợp trẻ thiếu vitamin C thì cần tối thiểu thay đổi từ 50mg/ngày ở trẻ sơ sinh đến 110mg/ngày ở thanh thiếu niên.

Ngoài ra, vitamin C rất dễ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, không khí và ánh nắng. Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề trong chế biến thức ăn như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm tươi mới: mẹ cần chọn trái cây và rau củ tươi, không bị dập nát hay có dấu hiệu chín ép. Nên ăn sống các loại trái cây, rau củ không quá chế biến để đảm bảo lượng vitamin C ít bị hao hụt.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp: ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể khiến rau củ bị héo và mất nước, dẫn tới nhiều loại vitamin trong đó có vitamin C bị mất đi. Vì vậy, nên bảo quản thực phẩm giàu vitamin C trong môi trường mát và tránh bảo quản nơi có nhiệt độ cao.
  • Rửa rau quả trước khi cắt gọt: việc thái nhỏ và cắt gọt rau quả rồi đem đi rửa sẽ khiến một lượng vitamin C bị trôi đi. Vì vậy, cha mẹ nên rửa nhẹ tay tránh để thực phẩm bị chèn ép hay dập nát. Cũng không nên ngâm trái cây và rau quả lâu trong nước vì vitamin C rất dễ hòa tan trong nước. Theo đó, bạn chỉ nên ngâm khoảng 15-20 phút.
  • Hạn chế nấu ở nhiệt độ cao: vitamin C càng dễ bay hơi khi nhiệt độ cao, vì vậy nên hạn chế nấu rau, củ ở nhiệt độ cao mà thay vào đó nên hấp, luộc với ít nước (để tránh vitamin C hòa tan trong nước) hoặc sử dụng lò vi sóng để chế biến trong thời gian ngắn.
  • Ăn ngay sau khi chế biến: Nên sử dụng thức ăn ngay sau khi chế biến bởi vì để càng lâu thì lượng vitamin C trong món ăn sẽ càng giảm. Càng hâm nóng lại nhiều lần thì lượng vitamin C sẽ mất đi càng nhiều.

Tóm lại, vitamin C có một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, hormone, carnitine và acid amin, cũng là một chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng miễn dịch và giúp hấp thu sắt. Do đó, thiếu vitamin C ở trẻ em có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới bệnh scurvy. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung vitamin C bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, các loại thực phẩm rau quả tươi sống cũng như chế biến thức ăn đúng cách.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan