U máu ở trẻ em có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

U máu trẻ sơ sinh cũng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. U máu thường xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ dưới dạng một vết đỏ giống như vết bớt màu đỏ rượu hay màu dâu tây ở trên da.

1. U máu ở trẻ sơ sinh

U máu là một loại u bẩm sinh dạng lành tính được tạo bởi nhiều mạch máu phát triển tăng sinh quá mức hợp lại với nhau, các mạch máu này không liên quan đến ung thư. U máu thường xuất hiện dưới dạng một nốt sáng đỏ, bề mặt nhìn giống như quả dâu tây. U máu có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, da đầu, vùng ngực và lưng.

U máu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong những tuần sau sinh và tăng sinh phát triển trong suốt năm đầu của cuộc đời trẻ. Quá trình phát triển của u máu bao gồm các giai đoạn:

  • Giai đoạn phát triển nhanh trong 2 - 3 tháng đầu đời.
  • Giai đoạn phát triển thoái triển (giai đoạn từ 6 - 18 tháng tuổi): Trong giai đoạn này, hầu hết các u máu sẽ cải thiện dần, các u máu giảm đỏ rồi dần chuyển sang màu xám, phần mô bị u máu trở nên mềm hơn, phẳng hơn.
U máu ở trẻ em có nguy hiểm?
U máu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong những tuần sau sinh và tăng sinh phát triển trong suốt năm đầu của cuộc đời trẻ

Đa phần các trường hợp u máu ở trẻ đều cải thiện tốt sau khi trẻ được 5 tuổi mà không cần điều trị, sự cải thiện này thể hiện rõ rệt nhất khi trẻ 10 tuổi. Một số trường hợp, đến độ tuổi này những khối u không cải thiện mà vẫn tiếp tục tăng sinh và phát triển.

Đến nay, nguyên nhân xuất hiện u máu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng sự xuất hiện u máu trẻ sơ sinh có liên quan đến yếu tố di truyền, nguy cơ này chiếm tỷ lệ 50%, ngay cả khi bố mẹ có u máu đã thoái triển thì tỷ lệ mắc bệnh của con vẫn sẽ cao hơn các trường hợp khác. Ngoài ra, các vấn đề về hormone, rối loạn miễn dịch hay các bất thường về mạch máu, ảnh hưởng của hóa chất cũng có thể làm tăng nguy cơ bị u máu ở trẻ.

Thực tế, lâm sàng phân loại u máu người ta dựa vào vị trí và cơ chế hình thành nên u máu:

-Dựa vào cơ chế hình thành u máu chia thành 2 loại là u máu tế bào nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu.

U máu tế bào nội mạc mạch máu:

  • Là dạng u máu xuất hiện ngay lúc mới sinh, phát triển nhanh, có khả năng thoái triển khi trẻ đến độ tuổi từ 5 -7 tuổi.
  • Bệnh do sự tăng sinh của các tế bào lát thành mạch máu, các tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch máu mới, làm khối u phát triển nhanh hơn.
  • Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái từ 3 - 5 lần.

U dị dạng mạch máu:

  • Là một dạng u dị dạng động mạch, tĩnh mạch hay các bạch mạch.
  • Bệnh chủ yếu phát triển ở tuổi trưởng thành.
  • Bệnh hình thành do các tế bào nội mạc mạch máu không tăng sinh, không tạo thành các ống mạch máu mới. Các trường hợp dị dạng mạch máu, nếu như không được phát hiện điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như gây loét, nhiễm trùng, các vùng hoại tử do không có nuôi dưỡng, suy tim, tắc nghẽn đường thở...

-Dựa vào vị trí chia thành 2 loại: u máu trên da và u máu nội tạng.

U máu trên da:

  • Là sự tích tụ bất thường của các mạch máu trên hoặc dưới bề mặt da, thường phát triển trong giai đoạn bé chưa ra đời.
  • Vị trí: Mặt, cổ, sau tai.
  • Biểu hiện đặc trưng bởi những nốt nổi lên trên bề mặt da, màu đỏ như nốt ruồi son, kích thước tăng dần theo thời gian và độ tuổi của trẻ, nhiều khi có thể phát triển thành dạng khối u lớn hay mảng rộng.
  • Các dạng thường gặp: U máu mao mạch, u máu thể hang.

U máu trên gan:

  • Là khối u máu xuất hiện trong và trên bề mặt gan.
  • Nghiên cứu cho thấy u máu trên gan nhạy cảm với estrogen. Do đó, việc sử dụng thuốc tránh thai hay đang trong quá trình mang thai có thể làm tăng nhanh kích thước của u máu.
U máu ở trẻ em có nguy hiểm?
Biểu hiện đặc trưng của u máu là những nốt nổi lên trên bề mặt da, màu đỏ như nốt ruồi son

2. U máu ở trẻ có nguy hiểm không?

U máu là một bệnh lý lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thông thường, ở những trẻ có bị u máu, bệnh tình sẽ tiến triển tốt, tự thoái triển khi trẻ lớn nhất là trong khoảng từ 5 - 10 tuổi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tiến triển tốt. Một số trường hợp khôi u vẫn tự phát triển và tăng sinh không ngừng. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:

  • U máu bị tổn thương loét, chảy máu hay nhiễm trùng.
  • Có nguy cơ hình thành sẹo khi khối u máu bị giãn ra.
  • U máu gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của những bộ phận khác như u máu sát mắt gây hạn chế tầm nhìn, cản trở hô hấp, giảm thính lực...đôi khi có thể gây hạn chèn ép vào cột sống hay hệ thần kinh trung ương.

Về bản chất, u máu rất hiếm khi gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là hoàn toàn không thể xảy ra, các khối u máu có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khi mà chúng phát triển quá mức về cả hình dạng và kích thước. Một điều bạn có thể yên tâm rằng u máu không phải là một căn bệnh lây lan, nó không có khả năng lây truyền từ bộ phận này sang bộ phận khác hay từ người này sang người khác.

U máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý lành tính, tuy nhiên khi khối u có sự tăng sinh quá mức không ngừng phát triển thì có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể, thậm chí có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ khi khối u trở thành ác tính. Do vậy, đối với u máu trẻ sơ sinh, nếu được phát hiện sớm khi kích thước khối u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ thì nên cho trẻ điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống sau này của trẻ.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

91.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan