Vì sao trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi mới nên cho dùng sữa bò?

Nhiều bậc cha mẹ sẽ thắc mắc là khi nào nên cho trẻ dùng sữa bò. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cha mẹ nên tạm dừng bú sữa mẹ cho đến khi trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi trước khi cho trẻ uống sữa bò. Lý do là trẻ nhỏ chưa sẵn sàng để tiêu hóa chất này và có thể phát triển tình trạng thiếu sắt nếu trẻ nhỏ uống quá nhiều sữa bò và không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt, trứng và ngũ cốc.

1. Tại sao phải đợi tới khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi mới dùng sữa bò?

Sữa bò chứa hàm lượng protein và khoáng chất cao nên quá trình tiêu hóa sữa bò của trẻ sẽ không thể dễ dàng như khi tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức, với hàm lượng cao như vậy có thể làm căng thận của trẻ. Bên cạnh đó, sữa bò không có đủ lượng sắt, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác cho trẻ nhỏ, thậm chí nó còn có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở một số trẻ do protein trong sữa bò có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng có máu trong phân. Một điều đáng lưu ý nữa là sữa bò không cung cấp các loại chất béo lành mạnh nhất cho trẻ đang phát triển. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa của trẻ sẵn sàng hấp thụ sữa bò thì các bà mẹ có thể bổ sung thêm trong chế độ ăn của trẻ các loại thực phẩm rắn bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây và thịt. Dạ dày và thận của trẻ cũng trở nên khỏe hơn sau 12 tháng tuổi, đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho trẻ uống sữa bò.

2. Tại sao trẻ nên bắt đầu uống sữa bò

Vai trò của canxi
Sữa bò chứa nhiều nguồn dưỡng chất thiết yếu như canxi giúp xây dựng xương và răng của trẻ chắc khỏe

Cũng như các loại sữa khác, sữa bò chứa nhiều nguồn dưỡng chất thiết yếu như protein, canxi, magievitamin B12, vitamin B2,... giúp xây dựng xương và răng của trẻ chắc khỏe, giúp cho quá trình đông máu và kiểm soát cơ bắp của trẻ được tốt hơn. Sữa bò cũng là một trong số ít nguồn cung cấp vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xương. Sữa bò cũng cung cấp protein để tăng trưởng và Carbohydrates, có tác dụng cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ cả ngày. Uống sữa bò thường xuyên rất tốt cho việc duy trì huyết áp, do đó có thể có lợi cho hệ tuần hoàn của trẻ. Trong sữa bò cũng có chứa lipid gọi là phospholipid và glycosphingolipid đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tế bào thần kinh, các chuyên gia cũng khẳng định rằng các chất béo này có thể hữu ích cho sự phát triển của não bộ của trẻ. Đối với những trẻ được cung cấp đủ canxi ngay từ đầu thì sau này trẻ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư ruột kết và gãy xương hông.

3. Có nên ngừng cho trẻ bú khi trẻ bắt đầu uống sữa bò không?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã cho biết: miễn là các bà mẹ vẫn muốn cho con bú sữa mẹ mà trẻ vẫn thích bú sữa mẹ thì các bà mẹ vẫn nên cho trẻ bú sau sinh nhật đầu tiên đều tốt. Vậy nên việc cai sữa cho trẻ khi trẻ bổ sung thêm sữa bò là không cần thiết. Tuy nhiên, các bà mẹ nên cho trẻ uống sữa bằng cốc thay vì sử dụng bình. Việc bú bình sẽ khiến sữa đọng lại quanh răng của trẻ, điều này là nguyên nhân gây ra sâu răng. Vì vậy hãy hướng dẫn trẻ uống nước, sữa bằng cố khi trẻ đạt 12 tháng tuổi .

sâu răng ở trẻ hay bú đêm
Trẻ bú bình sẽ khiến sữa đọng lại quanh răng có thể gây ra sâu răng

4. Trẻ nên uống bao nhiêu sữa bò?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khi trẻ 1 tuổi có thể nhận đủ canxi và vitamin D thì nên sử dụng 473ml sữa bò (16 ounce) hoặc lượng tương đương với các sản phẩm sữa khác như sữa chua, phô mai. Khi trẻ đạt 2 tuổi thì các bà mẹ nên bổ sung thêm hàm lượng sữa bò từ 473ml lên 592ml (18 ounce) hoặc các sản phẩm từ sữa khác mỗi ngày. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng nên lưu ý không nên cho trẻ uống nhiều hơn 946ml sữa (32 ounce) mỗi ngày, lượng sữa quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ không có chỗ cho các loại thực phẩm cần thiết khác để hoàn thiện chế độ ăn của mình và cản trở sự hấp thụ sắt của trẻ. Nếu trẻ khát, các bà mẹ có thể sử dụng nước thay cho sữa.

Đối với trẻ thích uống sữa bò hơn thức ăn đặc, các bà mẹ nên cho trẻ ăn sau bữa ăn hoặc cùng với bữa ăn nhẹ buổi sáng hay chiều thay vì những bữa trước khi ăn thức ăn đặc.

5. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống sữa không béo hoặc sữa giảm béo không?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), các bà mẹ nên cho trẻ từ 1 năm tuổi uống sữa nguyên kem trừ khi trẻ có nguy cơ mắc béo phì cao. Trẻ ở độ tuổi này cần hàm lượng chất béo cao hơn trong sữa nguyên chất để duy trì cân nặng bình thường và giúp cơ thể hấp thụ vitamin A và vitamin D. Hàm lượng protein và khoáng chất trong sữa không béo hoặc ít béo cũng quá cao đối với trẻ ở độ tuổi này. Khi trẻ được 2 năm tuổi trở nên, các bà mẹ có thể quyết định chuyển sang sữa ít béo hoặc không béo cho trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ tốt. Đối với các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra như bác sĩ của trẻ có thể khuyên bạn nên cho con uống sữa ít chất béo (2%) sau một tuổi nếu trẻ thừa cân hoặc béo phì, hoặc có tiền sử gia đình bị thừa cân béo phì, hàm lượng cholesterol máu cao hoặc bệnh tim mạch chuyển hóa.

Vitamin D
Trẻ uống sữa nguyên chất giúp duy trì cân nặng bình thường và cơ thể có thể hấp thụ vitamin A và vitamin D

6. Phải làm gì khi trẻ không muốn uống sữa bò?

Đa số trẻ em thường rất thích uống sữa bò nhưng không phải tất cả. Có những trẻ sẽ cảm nhận được sự khác nhau giữa mùi vị, nhiệt độ, kết cấu của sữa bò khác với sữa mẹ và không thích sự khác nhau đó. Để cải thiện tình trạng này, các bà mẹ có thể trộn sữa bò với một ít sữa mẹ hoặc sữa không thức, nên thử một phần sữa bò với 3 phần sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó vài tuần thì thay đổi tỷ lệ cho đến khi trẻ thích ứng được với mùi vị của sữa bò thì có thể để trẻ uống 100% sữa bò. Ngoài ra, các bà mẹ có thể thêm sữa vào ngũ cốc của trẻ, làm súp với sữa thay vì nước, dùng để pha chế các món ăn nhẹ khác như sữa chua, pho mát, bánh pudding, sữa trứng hoặc sữa lắc,... hay chế biến sữa thành nước sốt hoặc trong các món ăn hằng ngày của trẻ.

7. Sẽ ra sao khi trẻ không thể uống sữa hoặc các sản phẩm có sữa vì các bậc phụ huynh là những người ăn chay trường?

Khi trẻ không nhận được canxi và vitamin D từ sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò khác thì có thể dùng sữa đậu nành để tăng cường hoặc bổ sung canxi và vitamin D. Bên cạnh đó, sữa yến mạch hoặc sữa dừa cũng là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ, các loại sữa này cũng chứa hàm lượng canxi cao, có thể sử dụng thay thế sữa bò.

8. Nên sử dụng sữa hữu cơ hay sữa tách béo, ít béo cho trẻ

Vitamin và khoáng chất
Sữa bò ít béo và không béo có hàm lượng vitamin và khoáng chất ít hơn sữa nguyên chất

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng những loại sữa hữu cơ tốt hơn cho trẻ em những khi sử dụng chúng cũng không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, giá cả của sữa hữu cơ sẽ đắt hơn, các bà mẹ nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo không nên cho trẻ uống sữa thô hoặc sữa chưa tiệt trùng. Đối với sữa chưa được thanh trùng, sữa có thể chứa vi khuẩn có hại hoặc ký sinh trùng, điều này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ. Nhưng dù loại sữa nào, các bà mẹ phải luôn chọn sữa bò nguyên chất cho con mình. Một số sữa tách béo (không béo) và ít chất béo (1-2% chất béo) chứa rất ít chất béo để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Hơn nữa, các loại sữa bò tách béo và ít chất béo chứa hàm lượng protein, kali, natri và clorua cao, có thể làm quá tải thận của trẻ. Hàm lượng vitamin và khoáng chất cũng ít hơn trong sữa bò ít béo và không béo, điều này làm cho sữa nguyên chất trở thành lựa chọn tốt hơn cho trẻ sơ sinh.

9. Trẻ có thể bị dị ứng sữa bò không?

Nếu như trẻ uống sữa công thức làm từ sữa bò khi còn nhỏ mà không gặp vấn đề gì thì các bà mẹ có thể yên tâm cho trẻ dung nạp sữa bò bình thường. Ngay cả khi trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong năm đầu tiên thì vẫn có thể tiếp xúc với sữa bò được vì trẻ có thể tiếp xúc với protein sữa bò từ sữa mẹ. Một số trường hợp trẻ được bác sĩ khuyên nên uống sữa đậu nành từ trước đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống sữa bò. Tuy nhiên, dị ứng sữa bò thực sự không phổ biến, chỉ chiếm khoảng 2-3% trẻ trên toàn thế giới và hầu như tất cả các trẻ đều phát triển nhanh hơn khi được bổ sung sữa bò vào khẩu phần ăn. Nhưng các bà mẹ cũng nên lưu khi trẻ có các biểu hiện như phát ban (có thể xung quanh miệng, cằm), đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngứa, sưng tấy, và nghẹt mũi mãn tính, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở đều có thể là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng với sữa bò. Khi thấy các phản ứng nặng hơn như da trẻ nhợt nhạt, yếu, nổi mề đay khắp cơ thể, sưng ở đầu hoặc cổ, tiêu chảy ra máu,... thì lập tức đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Nếu trẻ dị ứng với sữa bò, các bà mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các thực phẩm như pho mát, sữa cô đặc, kem, sữa chua, bơ thực vật có chứa sữa, socola sữa bột sữa,... Các bà mẹ có thể tham khảo các thành phần của thực phẩm đã được các nhà sản xuất ghi tại nhãn mác để đảm bảo rằng thực phẩm đó không có sữa hoặc sản phẩm làm từ sữa.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com; madeformums.com; momjunction.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan