Viêm xoang ở trẻ em độ tuổi mầm non

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Viêm xoang ở trẻ em độ tuổi mầm non có thể khác với viêm xoang ở người lớn. Thông thường, trẻ bị ho, hơi thở hôi, cáu kỉnh, và sưng quanh mắt, kèm theo chảy nước mũi đặc màu vàng xanh. Hầu hết, trẻ em được chẩn đoán là bị viêm xoang do vi-rút (hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi-rút) sẽ cải thiện chỉ bằng cách điều trị các triệu chứng của bệnh, nhưng thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong các trường hợp nặng của viêm xoang do vi khuẩn. Giống như viêm xoang ở người lớn, viêm xoang ở trẻ em có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng có thể do các vấn đề khác gây ra, chẳng hạn như bệnh do vi rút hoặc dị ứng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ của trẻ kịp thời nhận biết và có giải pháp xử trí khi trẻ bị viêm xoang.

1. Viêm xoang là gì?

Xoang là phần sụn xốp trong xương, được cấu trúc bởi rất nhiều các hốc lỗ chỗ như san hô. Trong các hốc lớn nhỏ li ti ấy đều phủ một lớp niêm mạc rất mỏng. Xoang có chức năng nhiệm vụ chính là chứa đựng và lưu thông dưỡng chất nuôi xương, làm giảm tỷ trọng xương. Có 4 loại xoang chính:

  • Xoang ethmoid. Nằm bên trong khuôn mặt, xung quanh khu vực sống mũi. Xoang này có từ lúc mới sinh, và tiếp tục phát triển theo độ tuổi
  • Xoang hàm. Nằm bên trong khuôn mặt, xung quanh khu vực của má. Xoang này có khi mới sinh, và tiếp tục phát triển.
  • Xoang trán. Nằm bên trong khuôn mặt, ở khu vực trán. Xoang này không phát triển cho đến khi trẻ được 7 tuổi.
  • Xoang nhện. Nằm sâu trong khuôn mặt, phía sau mũi. Xoang này không phát triển cho đến tuổi thanh niên.

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị nhiễm trùng. Những bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng. Có 3 loại viêm xoang:

  • Ngắn hạn (cấp tính). Các triệu chứng của loại nhiễm trùng này kéo dài dưới 12 tuần và sẽ thuyên giảm khi được điều trị đúng cách.
  • Lâu dài (mãn tính). Các triệu chứng này kéo dài hơn 12 tuần.
  • Tái diễn. Viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần. Khoảng 3 đợt viêm xoang cấp tính trở lên trong một năm.
viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm các ổ xoang cạnh mũi do nhiễm trùng

2. Nguyên nhân gây viêm xoang

Viêm xoang xảy ra sau nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm thông thường. Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây viêm đường mũi có thể ngăn chặn sự mở của các xoang cạnh mũi và dẫn đến nhiễm trùng xoang. Dị ứng cũng có thể dẫn đến viêm xoang do mô mũi bị sưng và tăng sản xuất chất nhầy. Một vài tình trạng cản trở dòng chảy bình thường của chất tiết ra khỏi xoang và có thể dẫn đến viêm xoang, bao gồm:

Khi dòng chảy của chất tiết trong xoang bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể sẽ phát triển khiến xoang bị viêm hoặc nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm:

3. Biểu hiện trẻ có bị viêm xoang hay không?

Triệu chứng của bệnh viêm xoang phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của trẻ. Nhưng biểu hiện ở mỗi trẻ lại khác nhau. Các triệu chứng bao gồm:

  • Trẻ em nhỏ tuổi
    • Sổ mũi ( kéo dài từ 7 – 10 ngày ; Dịch mũi có màu xanh hoặc vàng, nhưng có thể trong).
    • Ho ban đêm
    • Thỉnh thoảng ho vào ban ngày
    • Sưng quanh mặt
    • Trẻ dưới 5 tuổi thường không bị đau đầu.
  • Trẻ lớn và người lớn
    • Chảy nước mũi hoặc các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 7 đến 10 ngày
    • Dịch chảy từ mũi xuống họng
    • Nhức đầu
    • Khó chịu ở mặt
    • Hôi miệng
    • Ho
    • Sốt
    • Đau họng
    • Sưng quanh mắt, thường nặng hơn vào buổi sáng

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trong số trên hoặc bạn nghi ngờ trẻ bị viêm xoang hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Viêm xoang ở trẻ em độ tuổi mầm non
Các triệu chứng của viêm xoang biểu hiện khác nhau ở mỗi độ tuổi

4. Chẩn đoán viêm xoang cho trẻ.

Một số xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện để chẩn đoán xác định bao gồm :

  • Chụp X – quang xoang: hiển thị rõ các mô bên trong, xương và các cơ
  • Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi là CT hay CT Scan): sử dụng sự kết hợp của tia X và công nghệ máy tính để tạo hình ảnh ngang và dọc (thường gọi là các lát cắt) của cơ thể. Chụp CT cho thấy hình ảnh chi tiết của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm xương, cơ, mỡ và các cơ quan. Chụp CT chi tiết hơn chụp X-quang tổng quát.
  • Nuôi cấy dịch từ xoang: cho biết loại vi khuẩn gây viêm xoang để hỗ trợ chẩn đoán.

5. Điều trị viêm xoang ở trẻ em như thế nào?

Điều trị viêm xoang tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm nhiễm hay bệnh mới mắc hoặc đã tái phát nhiều lần:

5.1. Nhiễm virus

Nếu virus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang của con bạn, trẻ sẽ không cần dùng thuốc. Tuy nhiên bạn hãy thực hiện một số cách sau để con bạn có thể dễ chịu hơn :

  • Thuốc giảm đau: bác sĩ có thể kê đơn acetaminophen hoặc ibuprofen giúp giảm đau. Không dùng quá liều chỉ định của bác sĩ
  • Chườm: bạn có thể đặt một miếng gạc ấm lên sống mũi hoặc má trẻ.
  • Thuốc xịt mũi: Thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi có chứa nước muối sinh lý có thể giúp làm giảm nghẹt mũi. Bạn có thể mua chúng ở các hiệu thuốc Tây.

* Lưu ý: KHÔNG cho con bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không được sự kê đơn của bác sĩ. Chúng thậm chí không cải thiện tình trạng mà còn có nhiều tác dụng phụ không tốt cho trẻ.

5.2. Nhiễm khuẩn

Nếu bác sĩ thông báo rằng tình trạng viêm xoang của con bạn là do vi khuẩn gây nên thì con bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh từ 10 đến 21 ngày theo đơn của bác sĩ. Nếu các triệu chứng không hết hoặc không có cải thiện trong khoảng thời gian dùng thuốc có thể bác sĩ sẽ cho con bạn dùng một kháng sinh khác thay thế.

Nếu con bạn bị viêm xoang do dị ứng; thuốc kháng histamin và các loại thuốc dị ứng khác có thể làm giảm sưng.

Thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh để điều trị nếu trẻ bị viêm xoang do nhiễm khuẩn

5.3. Nhiễm trùng xoang tái phát:

Nhiễm trùng xoang có thể dai dẳng như nhiễm trùng tai ở một số trẻ em - và rất khó điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để đánh giá xoang của con bạn nếu trẻ bị nhiễm trùng xoang dai dẳng.

Điều trị viêm xoang mạn tính bao gồm :

  • Thăm khám chuyên khoa tai mũi họng. Con bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ tai mũi họng.
  • Thuốc kháng sinh. Trẻ có thể phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hơn. Nếu vi khuẩn không phải là nguyên nhân, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì.
  • Thuốc corticosteroid dạng hít. Thuốc xịt hoặc nhỏ mũi có steroid thường được kê đơn dùng cùng với kháng sinh .
  • Các loại thuốc khác. Có thể kê đơn thuốc xịt mũi với thuốc kháng histamin và thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ nước muối hay thuốc để làm lỏng và làm sạch chất nhầy.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: một cách để làm sạch đường thở của trẻ cũng như giữ ẩm cho xoang và mũi.
  • Chích ngừa dị ứng hoặc liệu pháp miễn dịch. Nếu con bạn bị dị ứng mũi, các mũi tiêm có thể giúp giảm phản ứng của trẻ với các chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi hoặc nấm mốc.
  • Phẫu thuật. Phẫu thuật viêm xoang mãn tính ( một thủ thuật xâm lấn hơn giúp cải thiện các đường dẫn lưu trong xoang để chúng ít bị tắc nghẽn hơn) là một lựa chọn. Nhưng nó không được thực hiện thường xuyên ở trẻ em.

6. Làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm xoang?

Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm xoang cấp tính có thể dẫn đến nhiễm trùng não. Và viêm xoang thường là một bệnh nhiễm trùng thứ phát, bạn có thể ngăn ngừa bệnh này bằng cách điều trị cảm lạnh hoặc dị ứng của trẻ bằng cách :

  • Giữ ẩm trong nhà khi trẻ bị cảm lạnh. Độ ẩm giúp giữ cho niêm mạc xoang và dịch tiết mỏng. Máy tạo độ ẩm có thể giúp ích - chỉ cần nhớ làm sạch máy thường xuyên để ngăn nấm mốc phát triển.
  • Cho con bạn sử dụng nước muối sinh lý xịt, rửa hoặc cả hai. Sử dụng chúng thường xuyên để giữ cho mũi ẩm nhất có thể.
  • Cố gắng cho trẻ uống đủ nước: Cứ một hoặc hai giờ một cốc nước hoặc nước trái cây là một việc làm tốt. Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy, giúp chất nhầy thoát ra dễ dàng hơn. Chất lỏng cũng giúp ngăn ngừa mất nước.
Uống nước đủ
Bổ sung đủ nước cho trẻ để ngăn ngừa mất nước và làm loãng chất nhầy

  • Giữ cho ngôi nhà của bạn không có các chất gây dị ứng đã biết, chẳng hạn như khói thuốc lá, lông thú cưng và bụi, vì tất cả những thứ này có thể gây kích ứng đường mũi và góp phần gây ra viêm xoang.
  • Không nên cho con đi bơi hoặc nếu có thì hạn chế bớt thời gian trẻ trong hồ bơi khử trùng bằng clo. Clo có thể gây kích ứng mũi và xoang.
  • Thực hiện vệ sinh tay tốt.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ
  • Không tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc những người khác bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

7. Bệnh viêm xoang có lây không?

Bệnh viêm xoang không lây. Tuy nhiên, cảm lạnh trước khi nhiễm trùng xoang rất dễ lây lan, vì vậy, gia đình bạn nên thực hành rửa tay đúng cách để ngăn ngừa cảm lạnh lây lan. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng con bạn và các thành viên khác trong gia đình được tiêm phòng cúm hàng năm.

Để tránh tình trạng trẻ bị viêm xoang, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, hopkinsmedicine.org, stanfordchildrens.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

541 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan