Virus tay chân miệng thường trú ngụ ở đâu?

Bệnh tay chân miệng là là một bệnh truyền nhiễm phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra. Diễn biến của bệnh tay chân miệng thường không nghiêm trọng và hầu hết các ca bệnh đều khỏi sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có một số biến chứng nguy hiểm của bệnh cần phát hiện kịp thời như viêm màng não do virus có thể dẫn đến tử vong.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng?

Các loại virus thường gây ra bệnh tay chân miệng là oxsackievirus a16 và enterovirus 71. Trên thực tế, bạn có thể nghe thấy bác sĩ gọi nó là virus coxsackie.

Có thể tìm thấy virus gây bệnh tay chân và miệng ở người bị nhiễm bệnh tại:

  • Dịch tiết mũi họng (như nước bọt, đờm hoặc chất nhầy mũi).
  • Chất dịch từ bọng nước.
  • Phân.

Tay chân miệng lây qua đường nào?

  • Tiếp xúc cá nhân gần gũi, chẳng hạn như ôm hôn người bệnh.
  • Hít phải không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Tiếp xúc với phân, chẳng hạn như thay tã của trẻ nhiễm bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng trước khi rửa tay.
  • Tiếp xúc với các vật thể và bề mặt bị ô nhiễm, như chạm vào tay nắm cửa có virus, sau đó chạm vào mắt, miệng hoặc mũi trước khi rửa tay.
  • Nuốt phải nước trong bể bơi có nhiễm virus. Tuy nhiên, đường lây truyền này này không phổ biến lắm và chỉ xảy ra trong trường hợp nước không được xử lý đúng cách bằng clo và bị nhiễm phân từ người mắc bệnh tay chân miệng.

Thông thường, người mắc bệnh tay chân miệng dễ lây nhất cho người khác trong tuần đầu tiên bị bệnh nhưng đôi khi người bệnh sau khi khỏi bệnh vẫn có khả năng truyền bệnh sau vài tuần khi các triệu chứng biến mất. Đối với người người trưởng thành, có thể bị nhiễm bệnh và không phát triển bất kỳ triệu chứng nào, nhưng họ vẫn có thể truyền virus sang người khác. Đây là lý do tại sao mọi người nên luôn cố gắng giữ vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, để họ có thể giảm thiểu cơ hội lây lan hoặc bị nhiễm trùng.

Bệnh tay chân miệng không truyền sang vật nuôi hay từ vật nuôi hoặc động vật khác.

2. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Sốt
Sốt là một trong những biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể có tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây hoặc chỉ một số trong số đó, bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Cảm giác không khỏe.
  • Các tổn thương đau, đỏ, phồng rộp trên lưỡi, nướu và bên trong má.
  • Phát ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi có phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi là mông.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi hay cáu gắt.
  • Ăn mất ngon.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng từ khi bị nhiễm virus tay chân miệng đến khi bắt đầu có dấu hiệu và triệu chứng là ba đến sáu ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sau đó là đau họng và đôi khi là kém ăn và khó chịu.

Một hoặc hai ngày sau khi sốt bắt đầu, vết loét đau có thể xuất hiện ở phía trước miệng hoặc cổ họng. Phát ban ở tay và chân và có thể ở mông có thể xảy ra trong vòng một hoặc hai ngày.

Các vết loét phát triển ở trong miệng và cổ họng có thể gợi ý rằng con bạn bị nhiễm một loại bệnh liên quan đến virus gọi là herpangina. Các đặc điểm khác biệt của herpangina bao gồm sốt cao đột ngột và trong một số trường hợp, co giật, rất hiếm khi có các vết loét phát triển trên tay, chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh tay chân miệng thường là một bệnh nhẹ chỉ gây sốt vài ngày và các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Liên lạc với bác sĩ nếu vết loét miệng hoặc đau họng khiến trẻ không thể uống nước hoặc sau một vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ trở nên nặng hơn.

3. Đối tượng nguy cơ mắc tay chân miệng

Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 10 tuổi, thường là những trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 10 tuổi, thường là những trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em tại các trung tâm chăm sóc trẻ em đặc biệt dễ bị bùng phát bệnh tay chân miệng vì lây nhiễm qua tiếp xúc với trẻ nhỏ khác, đây là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

4. Phòng bệnh tay chân miệng

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng bao gồm:

  • Rửa tay cẩn thận. Hãy rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã và trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống. Khi xà phòng và nước sạch không có sẵn, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel có chứa cồn để tiêu diệt vi trùng.
  • Khử trùng khu vực chung. Trước tiên hãy tập thói quen làm sạch các khu vực và bề mặt có nhiều người qua lại trong gia đình bằng xà phòng và nước, sau đó sử dụng dung dịch pha loãng gồm chất tẩy clo và nước. Các trung tâm chăm sóc trẻ em nên tuân thủ lịch trình nghiêm ngặt về làm sạch và khử trùng tất cả các khu vực chung, kể cả các vật dụng chung như đồ chơi, vì virus có thể sống trên những đồ vật này trong nhiều ngày. Thường xuyên vệ sinh núm vú giả của bé.
  • Dạy trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Chỉ cho con bạn cách thực hành vệ sinh tốt và cách giữ sạch sẽ. Giải thích cho trẻ tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.

Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, những người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi có các dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Cho trẻ bệnh nghỉ học cho đến khi hết sốt và vết loét miệng đã lành. Nếu người lớn bị bệnh, hãy làm việc ở nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov và Mayoclinic.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan