Những rủi ro của việc sử dụng than hoạt tính là gì?

Than hoạt tính được sử dụng rộng rãi với rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những rủi ro khi sử dụng than hoạt tính. Than hoạt tính đôi khi được sử dụng để điều trị khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều hoặc bị ngộ độc.

1. Công dụng của than hoạt tính

Người ta sử dụng than hoạt tính để điều trị ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Khi được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác, than hoạt tính có thể đem lại hiệu quả cho việc điều trị ngộ độc cấp tính. Nhưng sử dụng than hoạt tính trong một vài trường hợp dưới đây có thể không hiệu quả, đó là các trường hợp ngộ độc:

  • Xyanua
  • Liti (Lithium)
  • Rượu
  • Viên uống bổ sung Sắt

Than hoạt tính cũng không được sử dụng để điều trị ngộ độc các axit hay bazơ mạnh. Trường hợp xảy ra một vụ ngộ độc như trên, đừng phán đoán cách giải quyết mà hãy gọi ngay cho trung tâm ý tế gần bạn nhất và đến phòng cấp cứu. Bạn cần sử dụng than hoạt tính sớm nhất có thể nếu được khuyến nghị.

Các ứng dụng ít được nghiên cứu khác của than hoạt tính bao gồm:

  • Trong việc mang thai, khi đường mật bị ảnh hưởng (ứ mật).
  • Ngăn đầy hơi.
  • Làm giảm mỡ máu cao.
  • Ngăn chặn sự say xỉn.

Nghiên cứu ban đầu về việc sử dụng than hoạt tính trong việc điều trị ứ mật trong thai kỳ vẫn còn hạn chế. Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để chứng tỏ sự an toàn và hiệu quả của than hoạt tính.

nhung-rui-ro-cua-viec-su-dung-than-hoat-tinh-la-gi-1
Than hoạt tính

Hiện vẫn chưa có bằng chứng về việc than hoạt tính giúp cải thiện chứng đầy hơi và giảm mỡ máu bởi vì các kết quả nghiên cứu không có tính nhất quán. Chưa có bằng chứng nào về tính hiệu quả của những phương pháp làm giảm sự say xỉn bằng than hoạt tính.

Loại than hoạt tính sử dụng cho việc điều trị ngộ độc có dạng bột và được hòa với chất lỏng. Khi đã được hòa tan, nó có thể được sử dụng bằng cách uống hoặc được truyền thông qua ống dạ dày. Than hoạt tính dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc viên con nhộng có thể được sử dụng cho chứng đầy hơi (dạng này không dùng để điều trị ngộ độc).

Lượng thuốc và độc tố sẽ được hút vào than hoạt tính khi bạn sử dụng nó. Điều này giúp đào thải những chất có hại ra khỏi cơ thể. Than hoạt tính được làm ra từ than, củi gỗ, hoặc các nguyên liệu khác. Than sẽ trở thành “than hoạt tính” khi được nung nóng trong nhiệt độ cao kết hợp với một loại khí hoặc chất kích hoạt nhằm mở rộng diện tích bề mặt của nó.

2. Liệu chúng ta có thể nhận được than hoạt tính tự nhiên từ các loại thực phẩm không?

Than hoạt tính là một sản phẩm sản xuất. Chúng ta không thể tìm thấy nó trong các loại thực phẩm.

3. Những rủi ro đến từ việc sử dụng than hoạt tính là gì?

nhung-rui-ro-cua-viec-su-dung-than-hoat-tinh-la-gi-2
Dùng than hoạt tính có sao không?

Khi được sử dụng cho việc điều trị ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều, than hoạt tính thường an toàn. Nhưng nó cần được sử dụng khi người bệnh đang được theo dõi tại cơ sở y tế.

Tác dụng phụ có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi sử dụng than hoạt tính lâu dài cho chứng đầy hơi.

3.1 Tác dụng phụ khi bạn uống than hoạt tính

  • Phân đen
  • Lưỡi đen
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Táo bón

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, than hoạt tính có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

3.2 Những rủi ro

Không được sử dụng than hoạt tính kết hợp với các thuốc dành cho táo bón ( các thuốc có tính tẩy như sorbitol hay magnesium citrate) vì điều này có thể gây mất căn bằng điện giải và các vấn đề khác.

3.3 Tương tác thuốc

Than hoạt tính có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự hấp thu của một số loại thuốc. Như:

Không sử dụng than hoạt tính như một loại thực phẩm bổ sung nếu như bạn đang sử dụng những loại thuốc kể trên. Than hoạt tính cũng làm giảm sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất định.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có quy định về những thực phẩm chức năng. Nhưng họ coi chúng giống thực phẩm hơn là những loại thuốc. Không giống các cơ sở sản xuất thuốc, những nơi sản xuất thực phẩm chức năng không được kiểm định trước khi bán ra thị trường.

Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng, kể cả khi chúng có nguồn gốc tự nhiên. Bằng cách này, bác sĩ có thể kiểm tra bất cứ tác dụng phụ tiềm tàng nào hoặc những sự tương tác với thuốc, thực phẩm, thảo mộc hoặc các thực phẩm chức năng. Bác sĩ có thể cho bạn biết nếu thực phẩm chức năng đó làm tăng nguy cơ của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan