12 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Mất cân bằng nội tiết tố xảy ra khi có quá nhiều hoặc quá ít hormone trong máu. Mất cân bằng nội tiết không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm nhan sắc và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cong người. Nhân biết sớm các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết sẽ giúp chúng ta biết cách cái thiện kịp thời. Sau đây là 12 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố điển hình.

1. Mất cân bằng nội tiết tố là gì?

Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng cơ thể có quá nhiều hay quá ít một hay nhiều loại hormone.

Hormone là hóa chất được sản xuất bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết. Hormone đi vào dòng máu đến các mô và cơ quan. Hormone rất quan trọng để điều chỉnh hầu hết các quá trình chính diễn ra trong cơ thể. Do đó, khi mất cân bằng nội tiết tố ( hormonal imbalances) diễn ra có thể ảnh hưởng đến một loạt các chức năng của cơ thể.

Phụ nữ cũng có thể mắc phải mất cân bằng về estrogenprogesterone, trong khi đàn ông có nhiều khả năng mất cân bằng về testosterone.

Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, cáu gắt

2. Nguyên nhân của mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra khi các tuyến nội tiết hoạt động không không như bình thường.

Các tuyến nội tiết là các tế bào chuyên sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu. Có một số tuyến nội tiết nằm khắp cơ thể kiểm soát các cơ quan khác nhau.

Ngoài ra, một số bệnh lý, thói quen lối sống và các yếu tố môi trường cũng có thể đóng một vai trò trong mất cân bằng nội tiết tố. Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:

  • Căng thẳng mãn tính hoặc cực đoan
  • Tiểu đường type 1type 2
  • Tăng đường huyết (sản xuất quá mức glucagon)
  • Hạ đường huyết
  • Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Sản xuất quá mức hoặc thiếu hormone tuyến cận giáp
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn và dinh dưỡng kém
  • Thừa cân
  • Thay thế nội tiết tố hoặc sử dụng thuốc tránh thai
Nên làm gì khi đang điều trị suy giáp phát hiện có thai?
Mất cân bằng nội tiết tố có thể do bệnh suy giáp
  • Lạm dụng thuốc steroid đồng hóa
  • Khối u tuyến giáp (solitary thyroid nodules)
  • Hội chứng Cushing (nồng độ hormone cortisol cao)
  • Bệnh Addison (nồng độ cortisol và aldosterone thấp)
  • Khối u lành tính và u nang (bao chứa đầy chất lỏng) ảnh hưởng đến tuyến nội tiết
  • Hóa trị và xạ trị
  • Tiếp xúc với độc tố, chất ô nhiễm và hóa chất gây rối loạn nội tiết, bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.
  • ....

3. 12 dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố

3.1 Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đến sau 21 đến 35 ngày. Nếu kinh nguyệt không đến vào cùng một thời điểm mỗi tháng hoặc mất vài tháng, điều đó có nghĩa là bạn có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hoóc môn nhất định (ví dụ: estrogen và progesterone).

Nếu bạn ở độ tuổi 40 hoặc giai đoạn đầu của tuổi 50, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh hoặc đây là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác, như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

3.2 Rối loạn giấc ngủ

Nếu bạn đang bị rối loạn giấc ngủ như không ngủ đủ giấc, hoặc chất lượng giấc ngủ suy giảm, thì nội tiết tố của bạn có thể đang có vấn đề.

Progesterone một loại hormone do buồng trứng tiết ra, giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu mức độ của loại hormone thấp hơn bình thường, sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Estrogen thấp có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, cả hai triệu chứng này đều có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn?
Rối loạn giấc ngủ là một dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố

3.3 Mụn trứng cá mãn tính

Có mụn trứng cá trước hoặc trong thời kỳ hành kinh là điều bình thường, tuy nhiên mụn trứng cá kéo dài có thể là triệu chứng của các vấn đề về hormone. Nguyên nhân là do lượng dư thừa androgen có thể khiến tuyến dầu của bạn làm việc quá sức. Androgens cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông. Cả hai yếu tố này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.

3.4 Suy nghĩ không rõ ràng

Những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone có thể khiến đầu bạn khó nhớ mọi thứ. Một số chuyên gia cho rằng estrogen có thể tác động đến các hóa chất trong não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các vấn đề về khả năng chú ý và các vấn đề về trí nhớ.

Ngoài ra, đây cũng là triệu chứng liên quan đến bệnh tuyến giáp. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp khó khăn trong việc suy nghĩ rõ ràng.

3.5 Vấn đề về bụng

Ruột của bạn được lót bằng các tế bào nhỏ gọi là thụ thể đáp ứng với estrogen và progesterone. Khi các hormone này cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong cách bạn tiêu hóa thức ăn. Đó là lý do tại sao các triệu chứng như: Tiêu chảy, đau dạ dày, đầy hơi và buồn nôn có thể tăng lên hoặc trở nên tồi tệ hơn trước và trong thời gian hành kinh của bạn.

Đầy hơi
Rối loạn nội tiết tố gây đầy hơi, khó chịu

3.6 Mệt mỏi liên tục

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của mất cân bằng hormone. Progesterone dư thừa có thể làm bạn buồn ngủ. Và nếu tuyến giáp của bạn sản xuất ra quá ít hormone tuyến giáp, nó có thể làm hao mòn năng lượng của bạn. Một loại xét nghiệm máu đơn giản được gọi là thyroid panel, có thể cho bạn biết mức độ của hormone tuyến giáp có quá thấp hay không.

3.7 Tâm trạng thất thường và trầm cảm

Việc giảm nội tiết tố hoặc thay đổi nhanh chóng về nồng độ của nội tiết tố có thể gây ra tâm trạng buồn bã.

3.8 Thèm ăn và tăng cân

Khi bạn cảm thấy buồn hoặc bị kích thích thì đó có thể là lúc cơ thể bạn đang bị giảm nồng độ estrogen khiến bạn có thể muốn ăn nhiều hơn.

Cơn thèm ăn
Thèm ăn có thể báo hiệu bạn đang mất cân bằng nội tiết tố

3.9 Nhức đầu

Rất nhiều yếu tố có thể kích hoạt triệu chứng này. Nhưng đối với một số phụ nữ nguyên nhân có thể do suy giảm estrogen gây ra. Nhức đầu thường xuyên hoặc thường xuyên xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ hormone này của bạn có thể đang thay đổi.

3.10 Khô âm đạo

Thỉnh thoảng xuất hiện khô âm đạo cũng là bình thường. Nhưng nếu triệu chứng này thường xuyên xuất hiện thì nhiều khả năng là do nồng độ estrogen thấp. Các hormone giúp mô âm đạo giữ ẩm và sạch sẽ. Nếu estrogen của bạn giảm do mất cân bằng nội tiết tố và làm giảm dịch âm đạo.

Viêm âm đạo nếu không chữa trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Khô âm đạo do nồng độ estrogen thấp

3.11 Giảm ham muốn tình dục

Nếu nồng độ testosterone thấp hơn bình thường, có thể khiến bạn giảm ham muốn tình dục.

3.12 Thay đổi ở vú

Suy giảm estrogen có thể làm cho mô vú của bạn bớt dày đặc hơn. Và sự gia tăng hormone có thể làm dày mô vú, thậm chí gây ra các cục hoặc u nang mới. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu thay đổi ở vú, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào khác khiến bạn lo lắng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan