Bà bầu có nên đi dép cao gót?

Đối với phụ nữ mang thai việc lựa chọn loại giày dép để mang dựa trên nguyên tắc đem lại sự thoải mái và an toàn. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến câu hỏi “bà bầu có nên đi dép cao gót?” được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu trả lời câu hỏi trên.

1. Bà bầu đi giày cao gót ảnh hưởng như thế nào?

Nhận biết được những ảnh hưởng xấu của việc đi giày cao gót sẽ phần nào giúp phụ nữ mang thai trả lời được câu hỏi bà bầu nên đi giày dép như thế nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Theo đó, phụ nữ mang thai đi giày cao gót có thể dẫn đến những hệ quả xấu như sau:

  • Dễ bị chuột rút ở chân: Đi giày cao gót trong thời gian dài dễ làm cho cẳng chân căng cứng và dẫn đến chuột rút, tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai khi đi giày cao gót dễ xảy ra và nghiêm trọng hơn bình thường;
  • Đau lưng: Mẹ bầu đeo giày dép cao gót dễ bị thay đổi tư thế, các cơ vùng chậu bị uốn về phía trước làm cho lưng bị đau, cùng với đó là sự tăng trọng lượng của mẹ bầu theo sự phát triển của thai nhi làm vùng lưng bị đau nhiều hơn. Sự hoạt động của dây chằng vùng lưng và chân trở nên yếu hơn khi mang thai, vì vậy mẹ bầu mang giày dép cao gót sẽ làm tăng áp lực lên khung chậu và lưng, dẫn đến đau nhức khớp, đau dây chằng vùng thắt lưng, vùng chậu và chân;
  • Giảm khả năng giữ thăng bằng: Đối với phụ nữ mang thai, sự tăng cân nặng và hormone nội tiết tố làm cho sức mạnh ở cổ chân bị suy giảm, dẫn đến giảm khả năng giữ thăng bằng. Vì vậy, mẹ bầu mang giày cao gót trong thời gian thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mất thăng bằng và vấp ngã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi;
  • Căng cơ: Sự tăng tiết hormone nội tiết tố khi mang thai làm các dây chằng ở cẳng chân và mắt cá chân trở nên lỏng lẻo hơn, làm cho các cơ ở cẳng chân dễ bị kéo căng. Vì vậy, đeo giày dép cao gót ở phụ nữ có thai cũng làm cho cơ bị căng nhiều và đau hơn;
  • Phù chân: Phù chân ở phụ nữ mang thai khi đi giày cao gót là một trong những vấn đề quan trọng khi trả lời câu hỏi bà bầu có nên đi dép cao gót. Tình trạng phù có thể xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân. Đặc biệt là bà bầu ở những tháng cuối thai kỳ đeo giày dép chật, cao gót sẽ làm nặng thêm tình trạng phù chân, chân bị sưng phồng lên;
  • Làm nặng thêm tình trạng suy giãn tĩnh mạch: Hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh rằng đeo giày dép cao gót dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu đeo giày cao gót thường xuyên sẽ làm nặng thêm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân được giải thích là do giày cao gót làm giảm các chuyển động khi đi bộ, giảm lượng máu lưu thông trong tĩnh mạch;
  • Sảy thai: Hậu quả nghiêm trọng khi đeo giày cao gót ở phụ nữ mang thai vì làm tăng nguy cơ té ngã;

Từ những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra khi đi giày dép cao gót nên để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế đi giày dép cao gót trong thời gian thai kỳ.

bà bầu có nên đi dép cao gót
Giải đáp bà bầu có nên đi dép cao gót không?

2. Lưu ý khi đeo giày cao gót ở phụ nữ mang thai

Việc đeo giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai là không được khuyến khích, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu vẫn cần sử dụng đến giày cao gót. Vì vậy, bên cạnh các vấn đề về việc bà bầu đi giày cao gót được không thì những lưu ý khi đeo giày cao gót ở phụ nữ mang thai cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo đó, sử dụng giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Mẹ bầu có thể đi giày cao gót vừa phải ở 3 tháng đầu thai kỳ, những giai đoạn về sau sự tăng tiết hormone nội tiết tố làm các hệ cơ của mẹ bầu bị căng nhiều hơn thì việc đeo giày cao gót là không được khuyến cáo;
  • Lựa chọn những đôi giày cao khoảng 3 – 5cm, gót to và chắc chắn, tránh sử dụng giày gót quá mỏng vì sẽ ít nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng khó hơn;
  • Mẹ bầu nên lựa chọn những đôi giày thoải mái, không quá bó sát vào chân;
  • Trường hợp thời gian đeo giày lâu mẹ bầu nên cố gắng tạo những khoảng nghỉ ngắn như bỏ giày ra khỏi chân, thư giãn chân trong một khoảng thời gian rồi mang lại;
  • Mang giày dép cao gót không được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai vì sự tăng trọng lượng của cơ thể cùng với sự thay đổi hình dáng và trọng tâm làm cho việc đi bộ trở nên khó khăn. Vì vậy, mẹ bầu đeo giày cao gót không nên di chuyển quá nhiều hoặc đứng quá lâu;
  • Trường hợp đeo giày cao gót gây khó chịu, mẹ bầu hãy massage chân, tập thể dục cho các cơ;
  • Sử dụng giày đế bằng cho các hoạt động mỗi ngày và để gót chân tiếp xúc với mặt phẳng hàng ngày.

Việc đeo giày dép cao gót ở phụ nữ mang thai là không được khuyến khích vì có những tác động xấu ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu vẫn cần sử dụng đến giày cao gót thì cần tuân thủ một số lưu ý trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan