Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thì cứ 10 người phụ nữ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, phải mất khoảng thời gian từ 3 đến 10 năm mới phát hiện được bệnh, do các triệu chứng của bệnh không rõ ràng ở giai đoạn đầu mắc bệnh. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong đó có sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh.

1. Tình trạng lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ

Lạc nội mạc tử cung xảy ra với các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc có thể ngay tại tử cung. Các vị trí ngoài tử cung thường ở các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử có thể bị sưng lên hoặc chảy máu, quá trình này có thể tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, làm xuất hiện chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Khi khối lạc nội mạc cổ tử cung tiếp tục tăng trưởng có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Ống dẫn trứng bị tắc do khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng, gây ra tình trạng máu bị kẹt trong buồng trứng và có nguy cơ tạo thành u nang.
  • Viêm sưng tấy, hoặc đau bụng nhiều khi xảy ra chu kỳ kinh nguyệt
  • Mô sẹo và kết dính - các loại mô có khả năng liên kết với các cơ quan khác được hình thành. Mô sẹo này có thể gây nên tình trạng đau vùng chậu và khiến cho người bệnh khó thụ thai.
  • Hoặc các vấn đề liên quan đến ruột và bàng quang.

Lạc nội mạc tử cung có ba loại chính và được xác định dựa vào vị trí khởi phát của bệnh:

  • Vị trí tổn thương phúc mạc bên ngoài. Đây được xem là loại lạc nội mạc tử cung phổ biến nhất cùng với những xuất hiện về tổn thương trên màng bụng - màng mỏng che phủ mặt trong của ổ bụng hoặc các cơ quan tạng trong bụng và khoang bụng.
  • U nội mạc tử cung với tổn thương buồng trứng có những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng hình thành sâu trong buồng trứng của người bệnh. Những chất dịch này có thể làm hỏng các mô khoẻ mạnh ở các cơ quan xung quanh.
  • Nội mạc tử cung xâm nhập sâu phát triển dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung chẳng hạn như ruột hoặc bàng quang và có khoảng 1 đến 5% phụ nữ gặp tình trạng này.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ

Do nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung không rõ ràng nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Một trong những nguyên nhân có thể xác định gây ra lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Dòng kinh chảy ngược được xem như nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung với tình trạng mô kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng đồng thời lắng đọng trên các cơ quan vùng chậu. Sau đó, tình trạng ngày sẽ sinh sôi và phát triển.
  • Yếu tố di truyền với trường hợp gia đình có người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và có khả năng di truyền qua gen.
  • Hệ thống miễn dịch bị lỗi và sẽ không nhận ra đồng thời phá huỷ các mô nội mạc tử cung đồng thời sẽ phát triển bên ngoài tử cung
  • Nội tiết tốt với sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao sẽ gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung.
  • Một số thủ thuật phẫu thuật vùng bụng chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung có thể khiến các mô nội mạc tử cung có điều kiện hình thành và phát triển.

Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thường xảy ra với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt và phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Một số trường hợp có thể có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn như phụ nữ chưa bao giờ có con, thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, hoặc chu kinh kinh nguyệt ngắn dưới 27 ngày, gia đình có tiền sử mắc lạc nội mạc tử cung, hoặc gặp vấn đề về sức khỏe khiến ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

3. Các dấu hiệu và triệu chứng của lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người sẽ không giống nhau. Mỗi người phụ nữ sẽ có biểu hiện bằng các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện của tình trạng lạc nội mạc tử cung thường bao gồm:

  • Triệu chứng đau được xem như triệu chứng của lạc nội mạc tử cung phổ biến mà người phụ nữ nào cũng có thể trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung phải đối mặt với các cơn đau:
    • Đau bụng kinh với tình trạng cơn đau có thể trở nặng dần theo thời gian.
    • Đau mãn tính vùng xương chậu hoặc vùng lưng dưới.
    • Trong và sau khi quan hệ tình dục khiến cho người phụ nữ bị đau. Cơn đau được mô tả như cơn đau sâu, và khác với cơn đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật đi vào.
    • Đau khi thực hiện đại tiện hoặc tiểu tiện gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân khiến cho người phụ nữ gặp khó khăn trong việc đi lại .
  • Tình trạng ra máu xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Các vấn đề liên quan đến dạ dày hay tiêu hoá bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung mà không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, phụ nữ nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để có thể tầm soát, phát hiện bệnh sớm từ đó có phương án hỗ trợ kịp thời.

4. Các biến chứng của tình trạng lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ

Với khoảng 40% phụ nữ gặp tình trạng khó mang thai sẽ được chẩn đoán bệnh do lạc nội mạc tử cung. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng viêm do lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của noãn khiến cho tinh trùng khó di chuyển hơn khi đi tìm trứng. Hơn nữa, viêm dính có thể làm tắc vòi trứng từ đó cản trở quá trình tinh trùng tìm trứng và gây khó khăn cho quá trình thụ thai.

Bên cạnh đó, tình trạng đau gây ra do lạc nội mạc tử cung còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Một số phụ nữ có thể đau đến mức trầm cảm, lo âu,... cần phải có các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Ngoài ra, bệnh lạc nội mạc tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư biểu mô tuyến.

5. Một số biện pháp phòng tình trạng lạc nội mạc tử cung

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số cách giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể với các trường hợp như:

  • Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ về phương pháp ngừa thai bằng sự thay đổi nội tiết tố chẳng hạn như sử dụng thuốc viên hoặc miếng dán hoặc vòng tránh thai nội tiết.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục với thời gian tối thiểu khoảng 4 giờ/ tuần để giúp duy trì tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể giảm xuống thấp và ở mức giới hạn cho phép. Đồng thời áp dụng các bài tập giảm lượng chất béo giúp giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể.
  • Tránh sử dụng rượu, bia. Bởi vì, các nghiên cứu đã chứng minh rượu hoặc bia có khả năng làm tăng nồng độ hormone estrogen.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa hợp chất cafein. Bởi vì khi dung nạp nhiều hơn một loại đồ uống có chứa cafein mỗi ngày cũng là nguy cơ làm tăng nồng độ estrogen.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong đó có sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh, phụ nữ nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan