Cách giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa có tính chất mạn tính, diễn biến phức tạp. Trong đó đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh là triệu chứng thường gặp nhất. Vậy bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không và lạc nội mạc tử cung có gây ung thư không?

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

1.1 Định nghĩa

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa phụ thuộc hormone sinh dục Estrogen có tính chất mạn tính, diễn biến phức tạp và dễ tái phát. Bệnh liên quan đến sự xuất hiện của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm ở một vị trí khác ngoài tử cung. Sự hiện diện của các khối lạc nội mạc tại các vị trí bất kỳ lâu ngày làm thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm mãn tính, từ đó gây ra các cơn đau tại chỗ.

Lạc nội mạc tử cung được chia thành các thể dựa vào vị trí mà các mô tuyến nội mạc hiện diện: Lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng, cơ tử cung, trong ổ bụng hoặc thành bụng, ở phúc mạc, tầng sinh môn ...

1.2. Tần suất bệnh lạc nội mạc tử cung

Ước tính có khoảng 5 - 10 % phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc bệnh lý này. Trong số bệnh nhân lạc nội mạc tử cung, có khoảng 40 – 82 % có triệu chứng đau vùng chậu kéo dài, 20 – 50 % phụ nữ bị vô sinh. Trong số các vị trí có khoảng 17 – 48 % lạc nội mạc tử cung xảy ra tại buồng trứng.

1.3. Yếu tố nguy cơ

  • Chủng tộc: Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ da trắng và châu Á cao hơn phụ nữ da đen và gốc Tây Ban Nha.
  • Phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt ngắn, cường kinh hoặc dậy thì sớm, chưa sinh đẻ, hành kinh dài ngày, có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Phụ nữ có cấu trúc đường sinh dục bất thường và tắc nghẽn hành kinh.
  • Môi trường: Người bị phơi nhiễm với các chất hoá học có thể dẫn đến biến đổi các nội tiết tố trong cơ thể.
  • Chế độ ăn không hợp lý, chế độ sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá thịt đỏ, chất béo...thường xuyên.

2. Cách giảm đau khi bị lạc nội mạc tử cung

2.1. Điều trị giảm đau theo y học hiện đại

Giảm đau bước 1

  • Giảm đau với nhóm kháng viêm không - steroid (NSAIDs): Là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên điều trị đau do lạc nội mạc tử cung.
  • Thuốc viên tránh thai kết hợp: Hiệu quả giảm đau bụng kinh, giảm đau vùng chậu mạn tính, giảm đau khi giao hợp và có tác dụng ngừa thai. Không sử dụng thuốc tránh thai kết hợp quá 3 tháng nếu không giảm đau.
  • Progestin, kháng progestin, Danazol.
  • Là một trong các lựa chọn giảm đau do lạc nội mạc tử cung, tuỳ đặc điểm từng bệnh nhân có thể lựa chọn các thuốc Progestin như Dienogest, Norethisterone acetate, hoặc kháng Progestin như Gestrinone. Chú ý các tác dụng phụ không hồi phục như huyết khối, nam hoá...
  • Dụng cụ tử cung có chứa nội tiết Levonorgestrel làm giảm cường kinh, giảm đau vùng chậu, chỉ định trong lạc nội mạc tử cung trong cơ có triệu chứng.
  • Không khuyến cáo giảm đau với thuốc nhóm Danazol và Medroxyprogesterone acetate vì các tác dụng phụ không hồi phục, trừ khi không còn lựa chọn nào khác.

Giảm đau bước 2

  • Progestins: Khi không đáp ứng với các thuốc nhóm NSAIDs, thuốc tránh thai kết hợp.
  • GnRH đồng vận: Goserelin, Triptorelin, Leuprolide... có hiệu quả giảm đau do lạc nội mạc tử cung.
  • Ức chế Aromatase: Cân nhắc sử dụng kết hợp với thuốc tránh thai kết hợp, Progestins, GnRH đồng vận. Chỉ nên chỉ định thuốc ức chế Aromatase khi tất cả mọi điều trị nội - ngoại khoa thất bại.

Phẫu thuật giảm đau

  • Chỉ định: Điều trị nội khoa thất bại hay lạc nội mạc tử cung và kèm bệnh lý hoặc tình trang khác cần phải phẫu thuật.
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng với lạc nội mạc tử cung tại phúc mạc hay nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng.
  • Phẫu thuật trong lạc nội mạc tử cung sâu: Có thể làm giảm đau nhưng lại gây các biến chứng, mà nặng nhất là biến chứng trên đường ruột.
  • Phẫu thuật cắt tử cung: Chỉ định cho phụ nữ đã đủ con và không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
  • Điều trị nội tiết trước và sau phẫu thuật: Không khuyến cáo.
  • Điều trị nội tiết dự phòng tái phát: Các biện pháp được sử dụng như đặt dụng cụ tử cung có nội tiết Levonorgestrel, hoặc thuốc viên tránh thai kết hợp, hoặc Dienogest ít nhất 18 - 24 tháng sau phẫu thuật.

2.2. Điều trị giảm đau theo y học cổ truyền

2.2.1. Giảm đau bằng thuốc nam

  • Trinh nữ hoàng cung
  • Ích mẫu
  • Lá chè xanh
  • Lá trầu không
  • Gừng
  • Lá ngải cứu
  • Ngư tinh thảo (rau diếp cá) kèm bồ kết và tỏi
  • Lá ổi
  • Lá lốt kèm nghệ tươi và phèn chua

2.2.2 Sản phẩm thảo dược

Để làm giảm cơn đau lạc nội mạc tử cung thì ngoài áp dụng những cách trên, chị em có thể sử dụng thêm các loại thảo dược như: đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ, thành phần N-acetyl-L-cysteine giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hoà nội tiết tố, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, chống gốc tự do, giảm đau bụng kinh, làm hạn chế sự xâm lấn và phát triển của các tế bào lạc nội mạc tử cung.

Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng tại 3 bệnh viện lớn trong nước giúp cải thiện tình trạng đau bụng, rong kinh, hỗ trợ giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung. Đặc biệt, các thành phần 100% tự nhiên nên dễ hấp thu nên hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản khi dùng lâu dài.

2.3. Điều trị giảm đau không dùng thuốc

  • Giảm căng thẳng, lo âu: Sử dụng các phương pháp giảm căng thẳng như tập Yoga, ngồi thiền, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động yêu thích để giảm căng thẳng.
  • Chườm ấm bụng bằng cách sử dụng khăn ấm hoặc miếng dán nhiệt
  • Massage bụng bằng tinh dầu
  • Các hoạt động thể lực: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng đau bụng.
  • Tập Yoga: Phụ nữ nữ tham gia lớp học Yoga 60 phút mỗi tuần một lần trong 12 tuần cho thấy những cơn đau bụng kinh giảm đáng kể.
  • Ngâm mình trong bồn tắm ấm
  • Chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm an toàn: Các loại thực phẩm có thể làm giảm cơn đau bụng bao gồm quả mọng, bơ, dầu ô liu nguyên chất, cá béo... Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây tích nước, đầy bụng và khó chịu, chẳng hạn như: Thức ăn mặn, Cafein, rượu bia, thức ăn nhiều chất béo...
  • Uống đủ nước: Nên uống từ 2 - 3 lít nước ấm, vì nước lạnh sẽ gây lạnh bụng làm cho các cơn đau dễ xảy ra và ở mức độ dữ dội hơn.
  • Bấm huyệt.

Hy vọng với những chia sẻ từ Vinmec.com đã giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh lý lạc nội mạc tử cung cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị hợp lý.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan