Khoét chóp cổ tử cung: Các trường hợp không được chỉ định

Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định với nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý ung thư cổ tử cung. Đa số các chị em phụ nữ có thể thực hiện phương pháp khoét chóp cổ tử cung trừ một số các trường hợp chống chỉ định.

1. Có nên khoét chóp cổ tử cung không?

Hiện nay, các bệnh lý về cổ tử cung rất phổ biến bao gồm cả những tổn thương cổ tử cung lành tính, tiền ung thư và ung thư. Để điều trị các bệnh lý về cổ tử cung hiện nay có rất nhiều phương pháp và khoét chóp cổ tử cung là một trong số đó.

Sau khi thực hiện khoét chóp cổ tử cung, nữ giới có thể gặp phải một số hiện tượng bất thường như: Ra dịch âm đạo màu hồng, màu nâu đen, co thắt nhẹ ở bụng... hoặc một số biến chứng sản khoa như sinh non, sảy thai hoặc thậm chí là vô sinh.

Tuy nhiên, để hạn chế những biến chứng đó, người bệnh nên chọn cơ sở uy tín để thực hiện thủ thuật. Đồng thời, trong quá trình cổ tử cung lành lại, cần thực hiện nghiêm ngặt các chỉ định mà bác sĩ đưa ra trong đó quá trình tái khám và tầm soát ung thư được chú ý nhất.

Khi thấy ra dịch có màu hồng nhạt kèm chuột rút, dịch tiết có màu nâu đen, ra máu có cục máu đông, ra máu nhiều, đau bụng... bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu thấy có triệu chứng bất thường như trên.

Thủ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP)
Khoét chóp cổ tử cung gây ra những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ

2. Trường hợp nào không được khoét chóp cổ tử cung?

Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định với nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn loạn sản – tiền ung thư.

Đa số các chị em phụ nữ có thể thực hiện phương pháp này trừ một số các trường hợp dưới đây như:

  • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung xâm lấn;
  • Mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch chưa được điều trị ổn định;
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu;
  • Phụ nữ bị viêm âm đạo nặng hoặc vừa. Trường hợp này cần trì hoãn đến khi điều trị khỏi;
  • Phụ nữ đang mang thai: Trì hoãn đến hết thời kỳ hậu sản.
Mẹ bầu cao huyết áp
Mẹ bầu tuyệt đối không nên khoét cổ tử cung

3. Làm gì sau khi khoét chóp cổ tử cung?

  • Sau khi khoét chóp cổ tử cung, không được đưa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, như tampon hoặc thuốc thụt âm đạo trong 2–6 tuần sau khi làm thủ thuật.
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi tử cung lành hẳn
  • Thăm khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ cơn đau bất thường nào ở xương chậu, chảy máu nặng (có hoặc không có cục máu đông), đau bụng dữ dội hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (dịch âm đạo có mùi hôi hoặc sốt)
  • Nếu làm sinh thiết cổ tử cung, bạn cần xét nghiệm Pap theo dõi thường xuyên và khám cổ tử cung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan