Polyp nội mạc tử cung: Các triệu chứng bạn nên biết

Polyp nội mạc tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Hầu hết bệnh lý là lành tính không gây ra bất cứ khó chịu nào cho người bệnh. Tuy nhiên, với một số trường hợp bệnh có thể làm xuất hiện tình trạng xuất huyết buồng tử cung hoặc tác động xấu đến tình trạng kinh nguyệt, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và mang thai của người phụ nữ.

1. Polyp nội mạc tử cung là gì?

Polyp nội mạc tử cung thường xuất hiện ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Đa số các trường hợp phụ nữ mắc polyp nội mạc tử cung đều là lành tính. Polyp là những khối u nhỏ, khá mềm phát triển trong nội mạc tử cung. Sự hình thành polyp do sự phát triển quá mức của lớp tế bào mặt trong của tử cung hay lớp nội mạc tử dung. Thông thường, polyp nội mạc tử cung có cuống nối với thành tử cung, có mạch máu ở chính giữa cuống nhằm cung cấp máu cho polyp. Polyp có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào của buồng tử cung.

Kích thước của polyp nội mạc tử cung có thể từ vài milimet đến vài centimet hoặc có thể có một hoặc nhiều polyp.

Polyp nội mạc tử cung thường có các dấu hiệu của tình trạng ra máu bất thường, hoặc đau bụng âm ỉ ở vùng hạ vị hoặc thiếu máu nếu ra máu kéo dài và bị nhiều lần. Những trường hợp bệnh nhân phát hiện polyp tử cung nội mạc tử cung thường được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ với xét nghiệm sinh thiết buồng tử cung hoặc xét nghiệm tế bào học CTC.

Polyp và u xơ tử cung có khá nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có một vài điểm khác biệt. U xơ là sự phát triển quá mức của cơ bên trong thành tử cung, không phải lớp mô bên trong. Giống như polyp, chúng có thể gây chảy máu nhiều. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây đau, táo bón và khó đi tiểu. Các xét nghiệm tương tự có thể tìm thấy u xơ và polyp. Bác sĩ sẽ có thể xem bạn mắc bệnh nào và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng polyp nội mạc tử cung

  • Mặc dù các nguyên nhân gây ra tình trạng polyp vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Nhưng đa số trường hợp mắc bệnh đều được cho rằng có liên quan đến sự tăng nồng độ cũng như tác động của hormon estroge nội sinh hoặc ngoại sinh.
  • Những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30 có tình trạng thừa cân béo phì và cũng có tỷ lệ mắc polyp nội mạc tử cung khoảng 55%.
  • Khi sử dụng thuốc điều trị ung thư vú như thuốc Tamoxifen cũng làm tăng cao nguy cơ polyp nội mạc tử cung

Các yếu tố khác có thể tác động làm tăng nguy cơ polyp nội mạc tử cung như các liệu pháp điều trị hormon thay thế ở người phụ nữ đã qua thời gian mãn kinh mà có chứa thành phần estrogen, hoặc hội chứng Lynch và cowden....

Polyp nội mạc tử cung có thể không nguy hiểm ngay đối với người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Các nguy hiểm có thể xảy ra với những trường hợp mắc polyp nội mạc tử cung như gây vô sinh hiếm muộn cho phụ nữ do sự cản trở làm tổ của trứng đã được thụ tinh trong buồng tử cung, gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính do xuất huyết tử cung hoặc có thể ảnh hưởng tới quá trình mang thai của người phụ nữ do polyp nội mạc tử cung phát triển lớn tạo ra những chèn ép đối với thai nhi và thậm chí có thể dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc sinh non.

Ngoài ra, tình trạng này có thể gây ra các bệnh liên quan đến viêm như viêm âm đạo, viêm âm hộ viêm cổ tử cung... nguyên nhân đều do quá trình tăng tiết dịch. Trường hợp xấu hơn, với một số rất ít polyp có thể tiến triển thành ung thư.

3. Triệu chứng của polyp nội mạc tử cung

Tình trạng polyp nội mạc tử cung thường xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng:

  • Xuất huyết tử cung bất thường (AUB) với thống kê khoảng 64 đến 88% trường hợp có polyp nội mạc tử cung có AUB. Đặc điểm của tình trạng xuất huyết này thường vào giữa chu kỳ, hoặc có thể xuất huyết nặng trong chu kỳ - cường kinh.
  • Xuất huyết tử cung kèm theo trạng thái đau bụng và thiếu máu.
  • Một số trường hợp có thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng thường được phát hiện tình cơ khi khảo sát hiếm muộn hoặc thông qua các xét nghiệm tế bào học CTC, hoặc thực hiện sinh thiết buồng tử cung.

4. Chẩn đoán polyp nội mạc tử cung

Một trong những phương pháp chẩn đoán polyp tử cung thường được áp dụng để phát hiện đó chính là dấu hiệu ra máu bất thường hoặc người phụ nữ có tiền sử vô sinh, sảy thai.

Với những triệu chứng có khả năng gợi ý cho bác sĩ nghi ngờ về polyp niêm mạc tử cung thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác như:

  • Siêu âm qua ngã âm đạo để thu được hình ảnh ở vị trí này. Bác sĩ sẽ thấy khối polyp với cuống rất rõ hoặc có thể nghi ngờ khi thấy lớp nội mạc tử cung dày hơn so với bình thường.
  • Siêu âm bơm nước vào buồng trứng với việc sử dụng nước muối để bơm vào trong lòng của tử cung, đồng thời làm căng buồng tử cung. Tiếp sau đó sẽ sử dụng siêu âm để dựng lại hình ảnh và quan sát các cấu trúc bất thường trong lòng tử cung cũng như ở vị trí thành của tử cung.
  • Thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung, bác sĩ có thể lấy một hoặc nhiều mẫu mô tế bào ở khu vực này để tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm hoặc ung thư tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung sẽ được bác sĩ thực hiện thủ thuật này với ống nội nhỏ được đặt qua âm đạo và cổ tử cung rồi đi vào trong buồng trứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số dụng cụ cùng nội soi có thể đưa vào và cắt, bóc tách polyp trong lúc thực hiện nội soi.
  • Áp dụng thủ thuật nạo. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ kim loại với một vòng nhỏ ở đầu để lấy một mẫu nhỏ polyp hoặc mô trong tử cung để thực hiện xét nghiệm, đồng thời sử dụng dụng cụ nạo này để loại bỏ polyp.

6. Phương pháp điều trị polyp nội mạc tử cung

Với những trường hợp phụ nữ có polyp nội mạc tử cung nhỏ hơn 10mm và không có các triệu chứng lâm sàng thì có khoảng 6.3% phụ nữ có polyp có thể tự thoái triển. Vì vậy, để điều trị polyp nội mạc tử cung hiện nay có 2 phương pháp bao gồm phương pháp điều trị nội khoa và phương pháp điều trị ngoại khoa.

6.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa sẽ được sử dụng dụng cụ tử cung có chứa thành phần Levonorgestrel có thể ngăn ngừa sự hình thành của polyp nội mạc tử cung, đặc biệt ở những trường hợp có sử dụng tamoxifen. Hoặc có thể sử dụng progesterone đường toàn thân trong điều trị nội khoa polyp nội mạc tử cung, khi đó GnRH đồng vận có tác dụng tác động lên nội mạc tử cung. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ để sử dụng điều trị hỗ trợ trước can thiệp với điều trị ngoại khoa.

6.2. Điều trị ngoại khoa

Polyp nội mạc tử cung được thực hiện thông qua các trường hợp:

  • Xuất hiện triệu chứng và kích thước polyp lớn hơn 1.5cm
  • Tình trạng đang tiến triển là đa polyp
  • Khối polyp thò ra ngoài cổ cung
  • Polyp trong trường hợp hiếm muộn, sảy thai, nạo hút buồng tử cung cũng có thể giúp loại bỏ các polyp,

Tuy nhiên phương pháp này được xem như thủ thuật “làm mù” do không nhìn thấy vị trí chính xác của polyp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không chắc chắn loại bỏ hoàn toàn khối polyp. Thêm vào đó, có thể làm mô vụn gây ra nhiều khó khăn trong việc đánh giá mô học.

Polyp nội mạc tử cung có thể được điều trị cải thiện triệu chứng tới 76 -100% và tình trạng tái phát thấp. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể cải thiện được khả năng mang thai của người phụ nữ từ 43 đến 80%. Tuy nhiên, với những trường hợp phụ nữ mãn kinh thì polyp nội mạc tử cung có thể gây ra các nguy cơ ác tính hơn. Do đó, ở những đối tượng này khi phát hiện có polyp nội mạc tử cung dù có hoặc không có triệu chứng đều cần được chỉ định cắt polyp ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan