Rối loạn lưỡng cực ở phụ nữ: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Rối loạn lưỡng cực là tình trạng rối loạn tâm trạng với các giai đoạn cực kỳ hưng phấn) và buồn bã hoặc vô vọng (trầm cảm). Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là trầm cảm hưng cảm hoặc rối loạn trầm cảm hưng cảm. Nội tiết tố nữ và các yếu tố sinh sản có thể ảnh hưởng đến tình trạng và phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực.

1. Biểu hiện của rối loạn lưỡng cực ở phụ nữ

Nếu không được điều trị kịp thời, một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể bị trầm cảm nặng. Các triệu chứng bao gồm buồn bã, lo lắng, mất năng lượng, vô vọng và khó tập trung. Họ có thể mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng thích. Nhiều người gặp phải tình trạng tăng hoặc giảm cân, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, thậm chí nghĩ đến việc tự tử.

Khi rơi vào giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường có mức năng lượng dồi dào và nghĩ rằng bản thân có thể làm bất cứ điều gì. Họ tự tin một cách thái quá và thật khó để ngồi yên một chỗ. Họ nói nhiều hơn, dễ bị phân tâm, suy nghĩ luôn thay đổi và thường xuyên mất ngủ. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc, người bệnh thường có hành vi liều lĩnh, chẳng hạn như gian lận, lái xe nhanh và lạm dụng chất gây nghiện. Nếu bạn mắc phải các triệu chứng này gần như mỗi ngày trong một tuần kèm theo cảm giác hưng phấn mãnh liệt, tình trạng này có thể báo hiệu bạn đang rơi vào giai đoạn hưng cảm.

Nhiều người cũng có những giai đoạn trầm cảm riêng biệt.

Những người bị rối loạn lưỡng cực sẽ có những cơn trầm cảm lớn, nhưng thay vì các cơn hưng cảm hoàn toàn, họ có những cơn dao động ở mức độ thấp, ít dữ dội hơn và có thể kéo dài dưới một tuần.

Khi những người bị rối loạn lưỡng cực có các triệu chứng trầm cảm và hưng cảm cùng một lúc, hoặc rất gần nhau, đây được gọi là một giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm hay rối loạn cảm xúc. Điều này có thể dẫn đến hành vi không thể đoán trước, chẳng hạn như chấp nhận rủi ro nguy hiểm khi cảm thấy vô vọng và thậm chí có suy nghĩ tự tử trong khi bản thân tràn đầy năng lượng.

trầm cảm
Phụ nữ rối loạn lưỡng cực có các triệu chứng trầm cảm và hưng cảm cùng một lúc

2. Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Khi không được kiểm soát, rối loạn lưỡng cực có thể gây ra nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm công việc, các mối quan hệ, giấc ngủ, sức khỏe và tiền bạc. Nó có thể dẫn đến hành vi rủi ro, có thể gây căng thẳng cho những người quan tâm đến bạn và khiến cho những người thân xung quanh bạn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Nhiều người bị rối loạn lưỡng cực thường lạm dụng ma túy hoặc rượu. Họ có thể uống hoặc sử dụng thuốc để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do thay đổi tâm trạng. Lạm dụng chất gây nghiện cũng có thể dễ xảy ra như là một phần của sự liều lĩnh và tìm kiếm niềm vui liên quan đến giai đoạn hưng cảm.

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có nguy cơ tự tử cao gấp 10-20 lần so với những người khác. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm thường nói về việc tự tử, sắp xếp công việc của họ theo thứ tự và làm những việc rất nguy hiểm.

rượu
Lạm dụng rượu là 1 cách bệnh nhân rối loạn lưỡng cực lựa chọn

3. Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ, bao gồm các yếu tố khác hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đặt câu hỏi cho bạn. Bác sĩ tâm thần thường đưa ra chẩn đoán sau khi xem xét cẩn thận tất cả những điều này, ngoài ra, có thể nói chuyện với những người hiểu rõ bạn để tìm hiểu xem tâm trạng và hành vi của bạn có sự thay đổi lớn không.

Khám bệnh
Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực sớm sẽ giúp bệnh nhân có phương pháp điều trị kịp thời

4. Điều trị rối loạn lưỡng cực ở phụ nữ

4.1. Điều trị rối loạn lưỡng cực ở phụ nữ

Điều trị rối loạn lưỡng cực nhằm mục đích ổn định tâm trạng để tránh hậu quả của cả trạng thái hưng cảm và trầm cảm. Phần lớn người bệnh đều cần được điều trị trong thời gian dài nhằm làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn lưỡng cực:

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh, bao gồm

  • Aripiprazole (Abilify)
  • Asenapine ( Saphris)
  • Carbamazepine ( Carbatrol, Equetro, Tegretol)
  • Cariprazine (Vraylar)
  • Divalproex natri ( Depakote)
  • Lamotrigine ( Lamictal)
  • Liti(Litva)
  • Lurasidone (Latuda)
  • Olanzapine (Zyprexa)
  • Quetiapine ( Seroquel)
  • Risperidone ( Risperdal)
  • Symbyax ( kết hợp olanzapine - fluoxetine)
  • Axit Valproic ( Depakine, Stavzor)
  • Ziprasidone ( Geodon)

Một số loại thuốc này được cảnh báo rằng việc sử dụng chúng có thể làm tăng nguy cơ hành vi và suy nghĩ tự tự ở trẻ em và thanh niên. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng mới, thay đổi bất thường trong tâm trạng hoặc hành vi, có suy nghĩ hoặc hành vi tự tử cần phải được theo dõi.

Trầm cảm
Tác dụng phụ của các loại thuốc trên tăng nguy cơ hành vi và suy nghĩ tự tự ở trẻ em và thanh niên

4.2 Điều trị rối loạn lưỡng cực cho phụ nữ đang mang thai

Điều trị rối loạn lưỡng cực nói chung là giống nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi điều trị đối với phụ nữ khi mang thai. Người bệnh sẽ được tiếp tục điều trị trong khi mang thai, rủi ro cho em bé cũng được xem xét. Vì vậy, chế độ điều trị có thể thay đổi để giảm thiểu rủi ro cho thai nhi.

Nói chung, các bác sĩ sẽ lựa chọn lithium và các loại thuốc cũ hơn như haloperidol (Haldol), cũng như nhiều loại thuốc chống trầm cảm có sẵn để điều trị rối loạn lưỡng cực cho phụ nữ đang mang thai. Bởi vì những loại thuốc này đã được theo dõi và kiểm chứng trong thời gian dài về mức độ an toàn so với các loại thuốc mới.

Một số loại thuốc chống loạn thần không điển hình mới hơn đã được nghiên cứu trong thai kỳ và cho đến nay, đã được chứng minh không có rủi ro nào được biết đến bao gồm dị tật bẩm sinh hoặc sự phát triển bất thường của thai nhi.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như axit valproic và carbamazepine, đã được chứng minh là có hại cho em bé và góp phần gây dị tật bẩm sinh. Nếu bạn dùng axit valproic và phát hiện ra mình có thai, bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng, đồng thời kê toa axit folic để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và tủy sống của em bé.

Hầu hết các chuyên gia y tế tránh sử dụng carbamazepine để điều trị cho phụ nữ khi mang thai trừ khi không có lựa chọn nào khác. Carbamazepine không chỉ gây rủi ro cho thai nhi mà còn có thể gây ra các biến chứng như rối loạn máu hiếm gặp và suy gan ở người mẹ, đặc biệt nếu bắt đầu điều trị sau khi thụ thai.

Một số loại thuốc có thể khiến em bé gặp phải các cử động cơ bất thường, được gọi là dấu hiệu ngoại tháp (EPS). Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống loạn thần như aripiprazole (Abilify), haloperidol (Haldol), risperidone (Risperdal), quetiapine (Seroquel) và olanzapine (Zyprexa).

Các triệu chứng có thể xảy ra ở trẻ, bao gồm:

  • Kích động
  • Tăng hoặc giảm trương lực cơ bất thường
  • Buồn ngủ
  • Khó thở và khó cho ăn
  • Cơ bắp không tự cử động hoặc bị co giật
Trẻ khó thở
Khó thở có thể xảy ra khi trẻ dùng thuốc điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực

Ở một số bé, các triệu chứng này tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày. Những em bé khác có thể cần phải theo dõi hoặc điều trị.

Nói chung, các bác sĩ sẽ cố gắng hạn chế lượng thuốc một cách tối đa để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi vì ngay cả trong số các loại thuốc được cho là không có nguy cơ đối với thai nhi, vẫn luôn có những rủi ro tiềm ẩn.

Những chị em bị rối loạn lưỡng cực đang dùng axit valproic nên thường xuyên gặp bác sĩ để theo dõi. Đó là bởi vì thuốc có thể tăng nồng độ hormone nam testosterone và dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS là tình trạng ảnh hưởng đến buồng trứng và dẫn đến béo phì, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Việc sử dụng lithium có thể dẫn đến mức độ hormone tuyến giáp thấp ở một số người, đồng thời gây ảnh hưởng đến các triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Nếu hormone tuyến giáp thấp, cần dùng thuốc hormon tuyến giáp. Các tác dụng phụ khác khi dùng lithium bao gồm:

Khi các triệu chứng trở nên đặc biệt nghiêm trọng hoặc cần điều trị khẩn cấp, liệu pháp chống co giật (ECT) có thể là phương pháp an toàn hơn so với việc sử dụng thuốc. Trong ECT, các bác sĩ theo dõi nhịp tim và nồng độ oxy của em bé để biết các vấn đề tiềm ẩn, có thể được điều trị nếu cần thiết.

Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ hậu sản bị rối loạn lưỡng cực cũng có thể lựa chọn các phương pháp sau nhằm giảm tác động của bệnh, bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu
  • Kiểm soát tình trạng căng thẳng
  • Tập thể dục thường xuyên
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan