Sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong Hồi sức cấp cứu.

Chảy máu cam là tình trạng phổ biến, gây phiền toái, khó chịu, phần lớn hiện tượng này thường không phải vấn đề bệnh lý. Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu khi bị chảy máu cam.

1. Sơ cứu chảy máu cam

  • Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
  • Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.

Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, nhắc lại các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.

Để phòng tránh chảy máu lại: không ngoáy mũi và cúi người trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu mũi. Trong khoảng thời gian này, cần giữ phần đầu cao hơn ngực. Có thể dùng tăm bông hoặc ngón tay bôi vaseline vào phần trước của vách mũi.

Nếu chảy máu lại: xì mũi thật mạnh để loại bỏ cục máu đông hình thành trong mũi. Sau đó sử dụng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline (Afrin), xịt cả hai bên mũi. Lặp lại các bước cầm máu đã nêu ở trên và liên hệ với bác sĩ.

2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

3. Khi nào cần điều trị?

Sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam
Nên gặp bác sĩ khi bị chảy máu cam liên tục

Chảy máu mũi thường xuyên: Một số trường hợp cần điều trị bằng phương pháp đốt mạch máu mũi, có thể đốt điện, bạc nitrat hoặc laze. Bác sĩ có thể nhét meche hoặc đặt bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng để ngăn máu chảy.

Người bị chảy máu mũi thường xuyên nhưng đang phải uống thuốc chống đông máu, như aspirin hay warfarin (Coumadin, Jantoven), có thể sẽ được khuyên điều chỉnh liều dùng. Thở oxy qua ống thông mũi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam. Hãy tăng độ ẩm không khí trong phòng để làm giảm tình trạng chảy máu cam.

Trên đây là những cách sơ cứu kịp thời khi chảy máu cam, trong trường hợp máu cam chảy thường xuyên và chảy nhiều khiến việc cầm máu trở nên khó khăn, lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm loại trừ nguyên nhân chảy máu cam đến từ các yếu tố bệnh lý.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói Khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi với các dịch vụ khám toàn diện. Vinmec cũng là một trong rất ít bệnh viện có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa giúp tư vấn và xử lý nhanh, kịp thời các bệnh lý được phát hiện khi khám bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

328.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • flonase
    Thông tin của thuốc Flonase

    Flonase là một loại corticosteroid dùng tại chỗ, được bào chế dưới dạng xịt mũi để điều trị các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt do dị ứng. Vậy thông tin thành phần và cơ ...

    Đọc thêm
  • Omnaris Nasal Spray
    Công dụng thuốc Omnaris Nasal Spray

    Thuốc Omnaris Nasal Spray là dạng thuốc xịt được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hay quanh năm. Để đảm bảo hiệu quả, khi sử dụng Omnaris Nasal Spray, người dùng cần tuân theo chỉ ...

    Đọc thêm
  • Astelin
    Công dụng của thuốc Astelin

    Astelin là một loại kháng sinh bán tổng hợp, không dùng toàn thân. Thuốc được sử dụng cho nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên với tác dụng chủ yếu điều trị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, giảm ...

    Đọc thêm
  • Xhance
    Công dụng thuốc Xhance

    Xhance là sản phẩm cần được dùng chính xác theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng thuốc xịt mũi Xhance, bệnh nhân hãy thông báo ...

    Đọc thêm
  • Thai phụ dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có sao không?
    Thai phụ dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có sao không?

    Cháu đang có bầu 9 tuần. Cháu bị sổ mũi dịch trắng, hắt hơi khi có dịch và thường xuyên bị ngạt mũi, nhất là khi ngủ. Cháu có đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị viêm mũi dị ...

    Đọc thêm