Sơ cứu khi bị côn trùng cắn, chích đốt

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Côn trùng cắn là tình trạng nhiều người mắc phải, tùy từng trường hợp, loại côn trùng sẽ có cách xử trí khác nhau. Trong một số trường hợp nguy hiểm bệnh nhân cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Tổng quan

Côn trùng cắn hay côn trùng đốt có thể gây nguy hiểm. Vết chích đốt có thể gây ra đau, nhiễm trùng, dị ứng và một số trường hợp có thể diễn biến rất nặng và tử vong.

Một số người có phản ứng dị ứng với côn trùng chích đốt. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng bao gồm đỏ da, ngứa, sưng, đau bụng và khó thở. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Trẻ nhỏ là đối tượng thường bị côn trùng có nọc độc chích đốt. Vì thế, cần phải có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

XEM THÊM: Dự phòng và xử trí côn trùng đốt

Côn trùng cắn là tình trạng nhiều người gặp phải
Côn trùng cắn là tình trạng nhiều người gặp phải

2. Sơ cứu đối với những trường hợp bị công trùng cắn, chích đốt

2.1. Đánh giá

Đầu tiên cần đánh giá hiện trường xem có an toàn không, có mối nguy hiểm nào cho bản thân mình và nạn nhân hay không.

Đánh giá tình trạng nạn nhân: tỉnh hay không tỉnh; các dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, đau ngực, đau bụng, chảy máu ....

Đánh giá vùng bị chích đốt, hỏi nạn nhân về nguyên nhân, triệu chứng.

2.2. Kế hoạch

  • Gọi hỗ trợ
  • Bảo vệ bản thân không bị chích đốt

2.3. Tiến hành

Sơ vết côn trùng chích đốt

  • Loại bỏ vết đốt, nọc độc, lông côn trùng còn trên da.
  • Rửa vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước.
  • Chườm lạnh bằng túi chườm lạnh hoặc túi nước đá lên vết sưng tấy trong ít nhất 10 phút.
  • Nâng hoặc kê cao vùng bị ảnh hưởng, có thể giúp giảm sưng.
  • Tránh gãi hoặc làm vỡ vết phồng rộp để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc sát trùng tại chỗ, thuốc Betadine sát trùng, nếu có.
  • Đưa nạn nhân đến bệnh viện để được đánh giá và điều trị thích hợp
Sơ cứu vết côn trùng chích đốt
Sơ cứu vết côn trùng chích đốt

2.4. Đánh giá

Theo dõi tình trạng người bệnh

Nếu người bệnh khó thở, hôn mê cần sơ cứu hỗ trợ chức năng sống cơ bản về đường thở, hô hấp, tuần hoàn.

Côn trùng cắn hay côn trùng đốt có thể gây nguy hiểm. Vì thế, nắm được các bước sơ cứu khi bị côn trùng đốt sẽ bảo vệ người bệnh khỏi cơn nguy kịch.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng.

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp. Đồng thời, người bệnh tại Khoa Cấp cứu luôn được chăm sóc phối hợp bởi nhiều chuyên khoa chuyên sâu khác (chăm sóc theo nhóm chuyên khoa - Team Base Care). Chính vì vậy, tại Khoa Cấp cứu, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, chính xác, nhanh chóng mức độ tin cậy cao và được điều trị chuyên sâu ngay từ giai đoạn cấp cứu giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi giai đoạn nguy kịch và ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • anascorp
    Công dụng thuốc Anascorp

    Thuốc Anascorp được dùng như một loại thuốc giải độc cho những trường hợp bị bọ cạp đốt. Việc sử dụng thuốc càng sớm càng mang lại hiệu quả tối ưu. Để hiểu hơn về thuốc Anascorp hãy tham khảo ...

    Đọc thêm
  • Thuốc lidotrans
    Thuốc Lidotrans: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Lidotrans có tác dụng trong việc làm tê tạm thời, giảm đau do bỏng nhẹ bao gồm cả cháy nắng, trầy xước da, côn trùng cắn và các tình trạng đau khác ảnh hưởng đến màng nhầy. Một số ...

    Đọc thêm
  • Anacaine
    Tác dụng thuốc Anacaine

    Thuốc Anacaine là một loại thuốc có tác dụng gây tê dùng tại chỗ, nhằm tác dụng giảm đau và giảm cảm giác ngứa cho vùng da nhỏ. Việc dùng các chế phẩm thuốc gây tê có thể mang đến ...

    Đọc thêm
  • Thuốc giãn phế quản theo cơ chế kháng cholinergic
    Công dụng thuốc Zaloe

    Thuốc Zaloe 10% thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu có thành phần chính là kẽm oxyd, nên được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý da liễu như chàm, bỏng, côn trùng đốt,...Người bệnh cần tuân thủ ...

    Đọc thêm
  • thuốc boroleum
    Tác dụng của thuốc Boroleum

    Boroleum là loại thuốc được sử dụng để làm giảm đau nhẹ, giảm kích ứng vùng da bị tổn thương hoặc tấy rát (ví dụ như vùng da bị trầy xước, cháy nắng). Ngoài công dụng điều trị, thuốc có ...

    Đọc thêm