Sỏi niệu quản có thể tái phát không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi tận gốc.

1. Sỏi niệu quản có thể tái phát không?

Sỏi niệu quản rất dễ tái phát nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không thể hồi phục.

Việc viêm niệu quản kéo dài, ổ viêm nặng và tình trạng ứ nước giúp cho vi khuẩn có cơ hội di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm bể thận cấp. Nếu tình trạng viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm mạn. Viêm nhiều lần và kéo dài dẫn đến xơ hóa tổ chức kẽ thận gây giảm chức năng cô đặc của thận.

Nếu phát hiện sớm được sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Tuy nhiên, người bệnh cần đề phòng bệnh tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu sỏi là do các bệnh toàn thân khác như bệnh gout, cường tuyến cận giáp trạng, viêm lao, giang mai...thì cần chữa trị triệt để các bệnh này.

2. Để sỏi niệu quản không tái phát

Có 4 loại sỏi niệu quản chính đó là: sỏi phosphat trong nước tiểu kiềm, sỏi uric trong nước tiểu axit, sỏi oxalic, sỏi calci. Sỏi niệu quản có thể xuất hiện do lưu lượng nước tiểu giảm ở thận, do phì đại tiền liệt tuyến, do có nang ở thận, do viêm tiết niệu nhất là viêm do Proteus hay Klebsiella. Và đối với mỗi loại sỏi khác nhau cần ngăn ngừa sỏi tái phát bằng những cách khác nhau.

  • Sỏi phospho

Để ngăn ngừa kết tủa muối phosphat, cần axit hóa nước tiểu, có chế độ ăn tạo axit hóa nước tiểu như: dùng thực phẩm nguồn động vật (trừ sữa) và ngũ cốc. Chế độ này có thể dành cho người có sỏi phosphat và người viêm tiết niệu có nước tiểu kiềm. Nên ăn thịt, cá, trứng, cà phê, trà, cơm, mì, nui, bơ, rau dền, trái táo, dâu tây..

Sỏi niệu quản có thể tái phát không?
Nên ăn thịt, cá, trứng, cà phê, trà, cơm và hoa quả

  • Sỏi axit uric

Để ngăn ngừa kết tủa axit uric, cần kiềm hóa nước tiểu bằng những cách sau:

    • Dùng nước khoáng có chứa bicarbonat.
    • Hạn chế thịt nguội, hải sản ( tôm, cua, mực sò, ốc)
    • Có chế độ ăn với thực phẩm nguồn thực vật và sữa ( trừ ngũ cốc), các loại rau ( trừ rau dền, rau muống, mít, khoai tây). Trái cây, sữa có kem, bánh mì, bơ. Chế độ ăn giống như chế độ dành cho những người bị bệnh gout.
  • Sỏi oxalic(oxalat calci)

Sỏi oxalic chiếm 80% các trường hợp sỏi niệu quản. Bệnh nhân sỏi niệu oxalat có các triệu chứng như: đau cơ, đau khớp, suy nhược, huyết áp thấp, trướng bụng. Do axit oxalic chỉ kết tủa ở môi trường kiềm, cần axit hóa nước tiểu. Axit oxalat kết tủa dưới dạng muối calci, vì vậy, nên hạn chế cung cấp calci cho bệnh nhân sỏi oxalat và tránh các thức ăn lên men ở ruột ( như bắp cải). Các thức ăn giàu axit oxalic nên tránh như: ca cao, trà, hạt tiêu, sô cô la.

  • Sỏi niệu calci

Đối với sỏi niệu calci, bệnh nhân cần lưu ý như sau:

Lưu ý trong tất cả các trường hợp sỏi niệu quản, để tránh tái phát cần uống nhiều nước để ngày có được 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Nếu phát hiện sớm sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời thì khả năng chữa sỏi tận gốc là hoàn toàn có thể. Vì vậy ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi niệu quản cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán sỏi niệu quản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan