Bị bệnh tim có nên chạy bộ không?

Các nguyên cứu đã chỉ ra lợi ích to lớn của việc luyện tập thể dục thể thao, trong đó bao gồm hoạt động chạy bộ đối với người mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, luyện tập chạy bộ cho đối tượng này cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ giúp hiệu quả luyện tập cao nhất.

1. Chạy bộ và tim mạch

Sự ảnh hưởng của bài luyện tập chạy bộ ảnh hưởng đến tim mạch của con người vẫn được nhiều người quan tâm. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết, phần lớn người luyện tập thể dục thể thao bao gồm môn chạy có tác dụng tố đối với trái tim khỏe mạnh bình thường và bài tập này được duy trì khoảng 5 giờ mỗi ngày.

Một nghiên cứu khác cũng được công bố trên tạp chí tim mạch của đại học Mỹ cũng đưa ra kết luận về hoạt động chạy bộ giúp giảm nguy có cao các bệnh liên quan đến đột quỵ. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát trên hai nhóm người chạy bộ thường xuyên và nhóm người không vận động hoặc không thực hiện bất cứ một hình thức luyện tập nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên chạy bộ có xác suất xảy ra biến chứng tim nặng giảm 50 lần so với những người không thực hiện bất kỳ hoạt động thể thao nào kể cả chạy bộ.

Đối với các biến chứng tim mạch thì thường xảy ra trong quá trình nghỉ ngơi nhiều hơn trong quá trình thực hiện chạy bộ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ luyện tập nhiều không làm tổn thương đến tim mạch hay giảm tuổi thọ.

Mặc dù vậy, khi thực hiện hoạt động luyện tập bao gồm chạy bộ thì biến cố về tim mạch vẫn có thể xảy ra. Những trường hợp này thường do người tập hoạt động quá sức hoặc tăng cường độ tập đột ngột. Khi cường độ luyện tập được tăng cao đặc biệt trong trạng thái đột ngột sẽ làm cho bạn cảm thấy tức ngực, tim đập khi luyện tập hay nhịp tim khi chạy bộ nhanh hơn, cùng với huyết áp tăng đột ngột.

tim mạch và chạy bộ
Chạy bộ đúng kĩ thuật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người mắc bệnh tim mạch

2. Luyện tập chạy bộ cho người bệnh tim mạch

Tại các nước châu âu thì luyện tập thể dục thể thao được xem như yếu tố quan trọng trong chương trình phục hồi bệnh tim mạch. Trước khi tham gia các luyện tập thể thao này, bệnh nhân tim mạch sẽ được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra cẩn thận các chỉ số để giúp cho việc xếp loại nguy cơ thấp, trung bình và cao nhằm giúp bệnh nhân lựa chọn được chế độ luyện tập phù hợp nhất với tình trạng ở hiện tại.

Với những bệnh nhân đã từng trải qua cơn đau tim thì việc lựa chọn vận động sẽ được phân chia thành các giai đoạn cụ thể, đồng thời luyện tập phải phụ thuộc cả vào chương trình vật lý trị liệu cũng như phục hồi chức năng do bác sĩ và các cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc chỉ định.

Những bệnh nhân có vấn đề về bệnh tim, sau khi đã được bác sĩ khám và hướng dẫn cụ thể về chế độ luyện tập và cường độ phù hợp thì tốt hơn hết hãy chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi phải sử dụng thể lực quá nhiều như: Đi bộ, chạy bộ ở tốc độ chậm, bơi lội, thể dục nhịp nhàng... Đặc biệt chú ý đối với những trường hợp này, trước khi luyện tập môn thể thao nào đó, đều yêu cầu người bệnh thực hiện khởi động kỹ trong khoảng tối thiểu 15 phút. Hoạt động này nhằm giúp hệ cơ, xương, khớp, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp có thể đáp ứng cùng với thích nghi với nhịp độ vận động.

Đối với những người có thể trạng yếu thì tập luyện các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp hay bơi lội ... theo phương thức luyện tập được chia ra các giai đoạn luyện tập xen kẽ nghỉ ngơi. Chẳng hạn như, người bệnh luyện tập được vài phút thì tạm nghỉ bằng thời gian tập hoặc nghỉ gấp đôi thời gian tập, và tiếp tục lặp đi lặp lại như thế với bài tập trong khoảng thời gian từ 30 -40 phút cho một lần luyện tập. Người bệnh thực hiện luyện tập như thế cho đến khi thể lực của người bệnh được tăng cường, thì tiếp theo đó sẽ kéo dài thời gian tập hơn so với giai đoạn ban đầu. Người bệnh cần chú ý rằng hoạt động luyện tập thể dục thể thao không phải là càng tập nhiều càng tốt mà điều quan trọng là duy trì thể lực của người bệnh trong quá trình luyện tập cũng như duy trì được tần suất luyện tập đều đặn

Hơn nữa, để thực hiện đúng được vai trò của chạy bộ đối với người bệnh tim mạch, thì cần thực hiện đúng kỹ thuật chạy, như vậy sẽ giúp giảm thiểu khả năng gặp các chấn thương trong quá trình luyện tập. Ngoài việc người bệnh nên bắt đầu bài tập của mình bằng các động tác khởi động làm nóng cơ thể, thì người bệnh không được quên giảm tốc độ luyện tập để cơ thể được nghỉ ngơi khi có dấu hiệu của mệt hoặc tức ngực trong quá trình luyện tập. Và cần lưu ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể trong quá trình luyện tập.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: runnersworld.com, heart.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan