Tinh dầu: Khái niệm và các lợi ích sức khỏe

Tinh dầu thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm, một dạng thuốc thay thế sử dụng các chất chiết xuất từ ​​thực vật để hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, một số lợi ích về sức khỏe liên quan đến các loại dầu này đang gây tranh cãi. Bài viết này cung cấp thêm các thông tin để giải thích tất cả về tinh dầu và tác dụng của tinh dầu đối với sức khỏe.

1. Tinh dầu là gì?

Tinh dầu, những hợp chất được chiết xuất từ ​​thực vật. Các hợp chất thơm độc đáo mang lại cho mỗi loại tinh dầu bản chất đặc trưng- tinh dầu thơm.

Tinh dầu thu được qua quá trình chưng cất bằng hơi nước và hoặc nước hoặc các phương pháp cơ học, chẳng hạn như ép lạnh. Khi các hóa chất hương thơm đã được chiết xuất, chúng được kết hợp với dầu vận chuyển để tạo ra một sản phẩm dễ dàng sử dụng.

Phương pháp sản xuất tinh dầu rất quan trọng, vì tinh dầu thu được qua các quá trình hóa học không được coi là tinh dầu thực sự.

2. Tinh dầu hoạt động như thế nào?

Tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất trong liệu pháp trị liệu hương thơm. Tinh dầu không được dùng để nuốt. Các hóa chất trong tinh dầu có thể tương tác với cơ thể của bạn theo một số cách khác nhau, hẳng hạn như: khi thoa lên da.

Người ta cho rằng một số phương pháp ứng dụng nhất định có thể cải thiện khả năng hấp thụ, chẳng hạn như chườm bằng nhiệt hoặc lên các vùng khác nhau của cơ thể hoặc sử dụng tinh dầu xông hơi.

Hít hương thơm từ các loại tinh dầu có thể kích thích các khu vực của hệ thống limbic trong cơ thể,- tác động đến cảm xúc, hành vi, khứu giác và trí nhớ dài hạn.

Hệ thống limbic tham gia rất nhiều vào việc hình thành ký ức, và có thể giải thích một phần lý do tại sao những mùi quen thuộc có thể kích hoạt ký ức hoặc cảm xúc. Hệ thống limbic cũng đóng một vai trò trong việc kiểm soát một số chức năng sinh lý vô thức trong đó bao gồm: Nhịp thở, nhịp tim và huyết áp.

3. Các loại tinh dầu phổ biến

Có hơn 90 loại tinh dầu với các hương thơm khác nhau và có lợi cho sức khỏe. Một số loại tinh dầu phổ biến và những lợi ích về sức khỏe liên quan đến chúng:

  • Bạc hà: Được sử dụng giúp tăng cường năng lượng của cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa
  • Hoa oải hương: Dùng để giảm căng thẳng
  • Gỗ đàn hương: Được sử dụng để làm dịu hệ thần kinh và giúp tập trung tốt hơn
  • Cam Bergamot: Được sử dụng giups giảm căng thẳng và cải thiện các tình trạng liên quan đến da như bệnh chàm
  • Hoa hồng: Được sử dụng giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng
  • Chamomile: Được sử dụng để cải thiện tâm trạng cũng như tạo cảm giác thư giãn
  • Ylang-Ylang: Được sử dụng trong điều trị đau đầu, buồn nôn và các bệnh ngoài da
  • Cây trà: Được sử dụng để chống lại nhiễm trùng và tăng cường khả năng miễn dịch
  • Hoa nhài: Được sử dụng giúp chống tình trạng trầm cảm, sinh con và giảm ham muốn tình dục
  • Chanh: Được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời hương thơm của chanh cũng giúp cải thiện tâm trạng, đau đầu ...
Tinh dầu thơm
Có hơn 90 loại tinh dầu thơm khác nhau với nhiều lợi ích sức khỏe

4. Lợi ích sức khỏe của tinh dầu

Mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi, nhưng ít người biết đến khả năng của các loại tinh dầu để điều trị một số tình trạng sức khỏe. Một số bằng chứng về các vấn đề sức khỏe phổ biến mà tinh dầu và liệu pháp hương thơm đã được sử dụng để điều trị.

4.1. Căng thẳng và lo lắng

Người ta ước tính rằng 43% những người bị căng thẳng và lo lắng sử dụng một số hình thức liệu pháp thay thế để giúp giảm các triệu chứng.

Mùi hương của một số loại tinh dầu có thể hoạt động cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị lo âu và giảm căng thẳng.

Sử dụng tinh dầu trong khi mát-xa có thể giúp cơ thể giảm căng thẳng, mặc dù tác dụng chỉ tồn tại trong quá trình mát-xa

4.2. Nhức đầu và đau nửa đầu

Vào những năm 90, một số nghiên cứu thực hiện ứng dụng tinh dầu đã phát hiện ra rằng việc thoa hỗn hợp dầu bạc hà và ethanol lên trán và thái dương, khi đó sẽ làm cho các đối tượng nghiên cứu cảm thấy giảm tình trạng đau đầu.

Hơn nữa, khi thoa hỗn hợp hoa cúc và dầu mè lên thái dương có thể điều trị chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng chuyên sâu về vấn đề này.

4.3. Ngủ và mất ngủ

Tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau khi sinh con, cũng như bệnh nhân mắc bệnh tim.

Kết quả đánh giá của 15 nghiên cứu về tinh dầu và giấc ngủ. Kết quả thu được khi sử dụng các loại tinh dầu - chủ yếu là dầu hoa oải hương - có tác động tích cực đến thói quen ngủ.

4.4. Giảm viêm

Tinh dầu có thể giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy ăn kết hợp sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương và oregano giúp làm thuyên giảm bệnh viêm đại tràng.

Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu trên người thực hiện kiểm tra tác động của những loại dầu này đối với các bệnh viêm nhiễm. Do đó, hiệu quả và độ an toàn của những loại tinh dầu này vẫn chưa được biết rõ.

4.5. Kháng sinh và chất chống vi trùng

Sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh đã khiến cho mọi người quan tâm hơn tới việc tìm kiếm hợp chất khác có thể chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Chẳng hạn như tinh dầu bạc hà và dầu cây trà có tác dụng kháng khuẩn khá tích cực.

Mặc dù những kết quả nghiên cứu này đều thực hiện trong ống nghiệm nhưng kết quả này có thể giúp đưa ra các căn cứ để tiếp tục nghiên cứu tác dụng của tinh dầu đối với cơ thể người.

Tinh dầu thơm giảm căng thẳng
Một số loại tinh dầu thơm có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng

5. Cách chọn đúng loại tinh dầu

Một số lời khuyên sau để chỉ chọn những loại dầu chất lượng cao:

  • Độ tinh khiết: Tìm một loại dầu không có chất phụ gia hoặc dầu tổng hợp. Các loại dầu nguyên chất thường liệt kê tên thực vật của loài thực vật (chẳng hạn như Lavandula officinalis) hơn là các thuật ngữ như tinh dầu hoa oải hương.
  • Chất lượng: Tinh dầu thật gồm những loại tinh dầu ít bị thay đổi nhất trong quá trình chiết xuất. Chọn loại tinh dầu không chứa thành phần các hóa chất đã được chiết xuất qua quá trình chưng cất hoặc ép lạnh cơ học.
  • Thương hiệu sản xuất: Mua sản phẩm của một thương hiệu có danh tiếng để có các sản phẩm chất lượng cao.

6. An toàn và tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu

Sử dụng kết hợp với dầu nền để sử dụng trên da, hầu hết các loại tinh dầu đều được coi là an toàn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng với một số đối tượng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và vật nuôi.

Tinh dầu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm: phát ban, cơn hen suyễn, đau đầu, phản ứng dị ứng

Trong khi tác dụng phụ phổ biến nhất của tinh dầu: phát ban, tinh dầu có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn, và chúng có liên quan đến một trường hợp tử vong. Ví dụ, các loại dầu thường có liên quan đến phản tác dụng phụ như: oải hương, bạc hà, cây trà.

Trong dầu quế có nhiều phemol, có thể gây kích ứng da và không nên sử dụng trên da khi chưa kết hợp với dầu nền. Trong khi đó, tinh dầu làm từ trái cây họ cam quýt có thể làm gia tăng phản ứng của da với ánh nắng đồng thời có thể xảy ra bỏng.

Uống tinh dầu không được khuyến khích, vì làm như vậy có thể có hại và với một số liều lượng có thể gây tử vong

Tinh dầu thường được coi như an toàn để hít hoặc thoa lên da nếu chúng được kết hợp với dầu nền. Chúng không nên được ăn. Tuy nhiên, bằng chứng hỗ trợ cho nhiều tuyên bố về sức khỏe liên quan của chúng còn thiếu và hiệu quả của tinh dầu thường bị phóng đại. Đối với các vấn đề sức khỏe, sử dụng tinh dầu như một liệu pháp bổ sung có thể vô hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của bạn ở trạng thái nghiêm trọng hoặc đang dùng thuốc, bạn nên thảo luận về việc sử dụng chúng với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan