10 bài tập nên tránh nếu bạn bị đau thần kinh tọa

Khi bị đau thần kinh tọa, bạn cần tìm các bài tập giảm đau thần kinh tọa để vận động cơ thể, giúp giảm đau. Bên cạnh đó cũng cần biết về các bài tập ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh. Sau đây là 10 bài tập bạn nên tránh nếu bị đau thần kinh tọa.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa hay là cảm giác đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông to). Dây thần kinh tọa được tạo thành bởi các rễ thần kinh ở tủy sống cùng và cụt, chạy qua hông, mông, tận cùng ở cẳng chân. Nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọathoát vị đĩa đệm. Sự chèn ép, các tác nhân dẫn đến hiện tượng viêm hoặc những kích thích đến dây thần kinh tọa đều có thể gây ra cơn đau này.

Đau thần kinh tọa có các triệu chứng như đau nhói, đau nóng rát, yếu chân, cảm giác tê hoặc châm chích. Các triệu chứng thông thường xảy ra ở một bên của cơ thể. Trong đợt cấp của đau thần kinh tọa, người bệnh thường gặp khó khăn trong vận động do đau nhưng lưu ý không được bất động hoàn toàn chân. Bệnh nhân cần hạn chế các hoạt động, cử động hoặc tư thế gây ra cơn đau và tránh những môn thể dục, thể thao hoặc các vận động gây áp lực mạnh lên đường đi của dây thần kinh tọa. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh cần tìm các bài tập giảm đau thần kinh tọa để vận động cơ thể, giúp giảm đau. Bên cạnh đó cũng cần biết về các bài tập ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh. Sau đây là một số bài tập mà người bị đau thần kinh tọa phải tránh, thậm chí những người bị đau lưng cũng không nên thực hiện các bài tập này.

XEM THÊM: Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục không?

2. Các bài tập đau thần kinh tọa nên tránh?

2.1. Bài tập gập người về trước kéo dãn (seated and standing forward bend)

Bài tập này yêu cầu người thực hiện ở tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, lưng thẳng, 2 chân duỗi thẳng, sau đó khom người từ từ đến khi chạm gối. Tư thế của động tác này kéo căng và ép chặt vùng lưng dưới, hông và nhóm cơ đùi sau làm trầm trọng thêm tình trạng đau thần kinh tọa.

2.2. Bài tập ngồi kéo căng nhóm cơ đùi sau (Hurdler stretch)

Bài tập này được thực hiện với tư thế ngồi trên sàn, duỗi thẳng một chân ra trước mặt, trong khi chân còn lại gập gối hướng lòng bàn chân vào vùng đùi trên của chân duỗi, hạ thấp thân người về phía ống chân của chân dài. Cánh tay duỗi thẳng về phía chân, giữ lưng thẳng và đầu thẳng hàng với cột sống. Bài tập này làm kéo căng cơ lưng, hông và nhóm cơ đùi sau. Tuy nhiên khi thực hiện động tác gập người về phía trước lại làm trầm trọng thêm tình trạng đau thần kinh tọa.

bài tập đau thần kinh tọa
Bài tập ngồi kéo căng làm trầm trọng thêm tình trạng đau thần kinh tọa

2.3. Bài tập xoay chân vòng tròn (Supine leg circles)

Đây là bài tập siết cơ (Pilates) giúp kéo căng nhóm cơ đùi sau khi xoay chân theo vòng tròn. Động tác này yêu cầu người thực hiện nằm ngửa, đặt 2 tay dưới mông. Nâng 2 chân khỏi sàn nhà, cao hơn hông, hướng cằm về phía ngực. Vận động mỗi chân lên xuống theo hình chữ C (đường đi của 2 chân tạo thành vòng tròn). Bài tập đau thần kinh tọa do có thể kích thích dây thần kinh tọa, và nguy cơ gây chấn thương nhóm cơ đùi sau.

2.4. Bài tập nâng hạ 2 chân (Double leg lift)

Với bài tập này, người thực hiện sẽ nằm ngửa, nâng và hạ 2 chân đồng thời để kích thích vào nhóm cơ bụng và cơ chân. Tuy nhiên đối với người đau thần kinh tọa thì động tác này có thể làm các triệu chứng nặng hơn, đặc biệt là khi thực hiện động tác không đúng tư thế.

2.5. Bài tập tư thế tam giác vặn (Revolved triangle pose)

Người thực hiện bài tập tư thế tam giác vặn sẽ kết hợp giữa gập người và vặn mình, cần sự cân bằng và ổn định trong tư thế. Bài tập đau thần kinh tọa vì gây ra tình trạng kéo căng quá mức phần cột sống, hông và nhóm cơ đùi sau, làm trầm trọng thêm triệu chứng của đau thần kinh tọa.

2.6. Bài tập phối hợp động tác chống đẩy và bật nhảy (Burpees)

Người thực hiện bài tập này sẽ tiến hành chống đẩy và bật nhảy xen kẽ liên tục. Đây là bài tập cường độ cao giúp người bình thường đốt cháy mỡ hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình lặp đi lặp lại các tư thế gập người ra trước và bật nhảy sẽ làm nặng thêm triệu chứng đau thần kinh tọa, gia tăng các cơn đau lưng và hông.

XEM THÊM: Đau lưng, đau dây thần kinh tọa có tập xe đạp được không?

2.7. Bài tập gập người kéo tạ đòn (Bent over row)

Đây là bài tập có sử dụng tạ, giúp tăng sức khỏe cho phần lưng giữa ở người khỏe mạnh. Bài tập này yêu cầu người thực hiện phải gập người, khuỵu gối, giữ lưng thẳng, sử dụng cơ lưng để kéo tạ đòn ra sau. Các động tác sẽ làm căng quá mức vùng cơ lưng dưới, kích thích dây thần kinh tọa. Người bị đau thần kinh tọa không nên thực hiện bài tập này có thể gây ra tình trạng viêm, chấn thương, thoát vị đĩa đệm.

bài tập đau thần kinh tọa
Người bị đau thần kinh tọa không nên tập gập người kéo tạ đòn

2.8. Bài tập đứng lên - ngồi trụ xuống có sử dụng tạ (weighted squat)

Bài tập đứng lên và ngồi trụ xuống liên tục kết hợp với tạ (hay động tác squat có sử dụng tạ) vận động kết hợp nhiều nhóm cơ khác nhau như lưng, đùi, mông, hông. Phối hợp thêm tạ sẽ tăng hiệu quả luyện tập ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bị đau thần kinh tọa cần tránh bài tập này bởi vì nó gây ra một áp lực lớn lên vùng lưng dưới, dây thần kinh tọa, và các đĩa sụn giữa các đốt sống. Các động tác này còn buộc chân phải chịu một trọng lượng lớn, gây đau và chấn thương.

2.9. Đạp xe (Cycling)

Đạp xebài tập đau thần kinh tọa vì làm gia tăng áp lực lên vùng cột sống và dây thần kinh tọa. Đạp xe trong tư thế khom lưng hoặc gập người về phía trước có thể gây kích thích dây thần kinh tọa, nhất là khi sử dụng các xe đạp lắp đặt phần yên xe và tay lái ở khoảng cách quá xa hoặc tay lái quá thấp so với ghế, làm nặng thêm các triệu chứng.

2.10. Các môn thể thao hoạt động mạnh (High-impact sports)

Các môn thể thao hoạt động mạnh thường gặp là bóng rổ, đá bóng, quần vợt, bóng chuyện, chạy bộ và các bài tập liên hoàn cường độ cao. Khi chơi các môn thể dục, thể thao vừa kể trên không tránh khỏi các động tác chuyển hướng đột ngột, hoặc va chạm, hoặc tạo áp lực lớn trên cơ thể. Người bị đau thần kinh tọa nên tránh tham gia các hoạt động này nhằm hạn chế các tác động quá mức lên vùng lưng, hông, đùi, chân và dây thần kinh tọa, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp nhất ở những người độ tuổi trung niên hoặc làm việc nặng. Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh hoạt và vận động hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân đau thần kinh tọa cần tránh xa các bài tập thể dục thể thao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như trên trên. Các bài tập giảm đau thần kinh tọa người bệnh nên thực hiện là đi bộ hoặc bơi lội nhẹ nhàng để giúp giảm triệu chứng đau và tăng cường sức khỏe. Cùng với đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh, tránh xa căng thẳng và ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, người bệnh có thể tìm đến sự hỗ trợ của châm cứu, xoa bóp hoặc phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Thuốc giảm đau bôi hoặc dán, nẹp thắt lưng cũng, liệu pháp áp nóng, áp lạnh đều có thể giúp ích. Tuy nhiên khi bị đau thần kinh tọa cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn trị liệu cũng như hướng dẫn những bài tập giúp cải thiện cơn đau tăng cường sức mạnh và tăng khả năng vận động của cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan