12 nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, ngoài việc xuất hiện các mảng da đỏ có vảy trắng thì bệnh còn có một số dấu hiệu như: da khô, da nứt nẻ có thể dẫn đến chảy máu, móng dày và rỗ, móng có thể sưng, cứng khớp...

1. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo Tổ chức bệnh vảy nến quốc gia Mỹ cho biết, nguyên nhân gây bệnh có thể là do yếu tố di truyền có khoảng 10% người thừa hưởng gen (người có tiền sử bệnh vẩy nến) thì có khoảng 2 đến 3% người bị mắc bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn do sự kết hợp giữa di truyền và các yếu tố kích hoạt từ bên ngoài.

2. Yếu tố nguy cơ của bệnh vẩy nến

Rượu
Rượu làm cho bệnh trở lên nghiêm trọng hơn

2.1. Gen và hệ thống miễn dịch

Các gen kiểm soát tín hiệu của hệ thống miễn dịch, thay vì phát tín hiệu cho hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bởi những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì nó lại thúc đẩy quá trình viêm và biến các quá trình sản xuất tế bào da trở nên quá tải.

2.2. Thay đổi nội tiết tố

Bệnh vảy nến thường xuất hiện hoặc bùng phát vào những thời điểm mà mức độ của một số hormone thấp chẳng hạn như: ở tuổi dậy thì, thời kỳ mãn kinh hoặc sau khi sinh.

2.3. Rượu

Rượu có thể làm cho quá trình điều trị bệnh kém hiệu quả và làm cho bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Bởi vì, rượu làm rối loạn gan, kích hoạt sự phát triển của Candida (một loại nấm men khiến triệu chứng của bệnh vảy nến trở nên nặng thêm).

2.4. Hút thuốc

Việc hút thuốc lá ở những người bị mắc bệnh sẽ làm cho việc điều trị kiểm soát cũng như loại bỏ các triệu chứng của bệnh vảy nến trở nên khó khăn.

Phụ nữ hút thuốc lá
Hút thuốc làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn

2.5. Căng thẳng (stress)

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hệ thống miễn dịch có thể phản ứng đến áp lực cảm xúc và tinh thần. Vì vậy, nếu tinh thần không tốt sẽ khiến bệnh càng trở nên nặng hơn.

2.6. Thuốc

Một số phương pháp điều trị có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân có thể là do một số thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị Một số thuốc đó bao gồm:

  • Thuốc Lithium được sử dụng trong điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh liên quan đến tâm thần. Chẳng hạn thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực có thể làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn ở khoảng một nửa số người mắc bệnh.
  • Thuốc điều trị bệnh huyết áp cao và thuốc tim bao gồm propranolol (Inderal) và các thuốc chẹn beta... có thể làm nặng thêm bệnh vảy nến ở một số người.
  • Thuốc chống sốt rét như: Chloroquine, hydroxychloroquine (Plaquenil) và quinacrine Indomethacin (Indocin) được sử dụng để điều trị viêm. Những loại thuốc này có thể gây bùng phát bệnh vảy nến trong khoảng từ hai đến ba tuần sau khi sử dụng chúng.
  • Thuốc quinin được sử dụng để điều trị các loại nhịp tim không đều, làm nặng thêm bệnh vẩy nến ở một số người
  • Thuốc indomethacin (Tivorbex) được sử dụng để điều trị viêm khớp, và làm cho bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn ở một số trường hợp.
HIV ở phụ nữ mang thai: Những điều cần biết
Người nhiễm HIV nếu mắc bệnh bệnh vẩy nến thường nặng hơn người không nhiễm bệnh

2.7. HIV

Bệnh vảy nến thường nặng hơn ở những người nhiễmHIV, bởi những đối tượng này có hệ miễn dịch đang bị suy yếu và dễ tổn thương.

2.8. Các nhiễm trùng khác

Nhiễm trùng liên cầu khuẩn đặc biệt liên kết với bệnh vảy nến thể giọt (trông giống như những giọt nhỏ có màu đỏ). Đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là trẻ em khi chúng bị viêm họng liên cầu khuẩn và sau đó là bệnh vảy nến thể giọt có thể bùng phát.

Những người đang điều trị hóa trị ung thư hoặc những người mắc một chứng rối loạn tự miễn khác như: Bệnh lupus hoặc bệnh celiac; hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác như: Đau tai, viêm tai, viêm phế quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp (như là cảm lạnh, cúm ...) hoặc các vấn đề khác về da cũng là nguyên nhân kích hoạt bệnh vảy nến.

2.9 Ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời tự nhiên hầu hết là tốt cho những người mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, đối với một số ít, ánh sáng này lại làm cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ. Bởi vì, ở thời điểm chiếu sáng cực đại thì ánh sáng mặt trời có thể làm cho làn da của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.

bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến thể giọt

2.10 Chấn thương da

Một vết cắt nhỏ hay vết cắn, hay nhiễm trùng hoặc vết gãi có thể là nguyên nhân cũng như là yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến.

2.11 Cân nặng

Cân nặng quá mức có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Bởi vì các tổn thương liên quan đến bệnh vảy nến thường phát triển ở nếp nhăn da và nếp gấp - là những vị trí hay gặp ở người béo phì.

2.12 Thời tiết

Bệnh vảy nến thường trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Bởi vì, ở thời điểm này không khí khô hơn, ít ánh sáng mặt trời tự nhiên và nhiệt độ lạnh hơn sẽ gây ra các triệu chứng viêm đồng thời sẽ làm cho bệnh vảy nến phát triển nhanh hơn. Vì thế, để hạn chế những yếu tố này cần phải giữ ẩm cho làn da bằng cách sử dụng máy tạo ẩm để duy trì độ ẩm tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan