Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh lý đường hô hấp gây tổn thương phổi và phế quản nặng nề cho người bệnh. Bệnh gồm có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý đường hô hấp có tên tiếng Anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – viết tắt là COPD. Bệnh COPD thể hiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở của người bệnh ở thể mạn tính, gây ra các triệu chứng thường gặp là giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường cảm thấy khó thở vì đường thông khí của họ bị hẹp so với người bình thường và có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp cao hơn.

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia ra làm hai dạng, bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng, trong đó.
  • Viêm phế quản mãn tính là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản ở trong tình trạng viêm, cụ thể là các lớp lót trong ống phế quản phổi bị sưng đỏ và chứa các chất nhầy. Sự xuất hiện của các chất nhầy này gây ra tình trạng khó thở, hẹp đường thở cho người bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh rất phổ biến không chỉ trên thế giới mà còn ở Đông Nam Á, Việt Nam chúng ta cũng là một trong số những nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh COPD cao trong khu vực

Tính đến tháng 12/2021, theo nghiên cứu của GS.TS.BS Ngô Quý Châu công bố thì tỷ lệ mắc bệnh COPD ở thành phố Hà Nội chiếm 2% dân số, và chiếm 5.65% tại Hải Phòng, đây là hai trong số các tỉnh thành lớn ở Việt Nam có mật độ dân số cao và không khí ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.

Ở các bệnh viện, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng cũng chiếm phần lớn các ca bệnh nằm ở chuyên khoa nội và hô hấp.

2. Các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trải qua 4 giai đoạn sau

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này người bệnh không dễ phát hiện ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì hầu như bệnh không biểu hiện bằng các triệu chứng quá rõ ràng. Dễ nhầm lẫn bệnh với bệnh cảm cúmviêm họng bình thường. Các triệu chứng bình thường như ho, ho kéo dài hoặc ho có đờm dễ làm cho người bệnh chủ quan. Các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn đang có thói quen hút thuốc hoặc đang sống và làm việc trong môi trường có không khí bị ô nhiễm thì nên thăm khám thường xuyên hoặc xét nghiệm đo phế dung, đo chức năng hô hấp.
  • Giai đoạn 2: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn này sẽ có những biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe người bệnh, điển hình là ho có đờm, ho có đờm nhiều hơn vào buổi sáng. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi và khó thở thường xuyên, thở khò khè, có thể cảm thấy trí nhớ suy giảm. Ở giai đoạn 2 của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì người bệnh có chỉ số chức năng hô hấp chỉ đạt từ 50% - 79% thể tích thở trong 1s.
  • Mặc dù tình trạng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn 2 không tốt như giai đoạn 1 nhưng nếu người bệnh cố gắng thay đổi lối sống, từ bỏ thuốc lá thì mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ thuyên giảm. Ở giai đoạn này thì các bác sĩ có thể được chỉ định dùng thuốc hít giãn phế quản để dễ chịu hơn
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3 của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chức năng hô hấp của phổi người bệnh chỉ đạt ở mức 30%-50%. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp hơn như viêm họng, viêm phế quản. Các triệu chứng có thể gặp khác là hay nhức đầu vào buổi sáng, nhịp thở nhanh và có thể giảm sự tỉnh táo do lượng oxy không cung cấp đủ. Giai đoạn 3 người bệnh cần phải tập thể dục thường xuyên và duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh. Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc hít steroid để giảm tình trạng viêm phổi, sử dụng liệu pháp oxy cho người bị thiếu oxy trong lúc nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn 4: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 bao gồm sự tổn thương nhiều ở phổi và đa phần là khó phục hồi. Do đó, chức năng phổi không thể đảm bảo và dẫn đến tình trạng các cơ quan khác bị thiếu oxy như tim, não, động mạch phổi. Ở giai đoạn 4, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi không vận động. Người bệnh còn có thể cảm thấy nhức đầu, sụt cân, SpO2 giảm, tăng huyết áp, nhịp tim tăng, nhiễm trùng. Với những người bệnh có thể trạng kém hay bị bệnh nền thì có thể tăng các đợt khó thở cấp làm nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 cho người bệnh thường sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc hít, liệu pháp oxy bổ sung. Nếu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 chuyển biến nặng có thể phải phẫu thuật để giảm thể tích phổi hoặc cần tiến hành ghép phổi.

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 có nguy hiểm không?

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giai đoạn 4 là giai đoạn mà người bệnh cảm thấy sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Theo các nghiên cứu bệnh học về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 thì phổi của người bệnh chỉ hoạt động ở mức ít hơn 30%. Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn mà người bệnh cần đến sự can thiệp nhiều nhất của các bác sĩ bằng cách kê đơn thuốc hoặc nặng hơn là phẫu thuật ghép phổi, giảm thể tích phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 có tỷ lệ gây tử vong cao nhất cho người bệnh, do đó đây là giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc gần như cả ngày, phải sử dụng các thiết bị đo nồng độ oxy máu và xét nghiệm chức năng phổi thường xuyên. Theo nghiên cứu trên nhiều người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 thì có đến 24% tử vong nếu bệnh trở nặng và phải nhập phòng hồi sức tích cực. Nếu người bệnh cao tuổi thì tỷ lệ này càng cao.

4. Điều trị bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính bằng các phương pháp nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đa phần là nâng cao thể trạng và cải thiện hoạt động của phổi, giảm các biến chứng mà bệnh có thể gây ra.

  • Thuốc giãn phế quản: Đây được xem là loại thuốc mà mọi bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ít nhiều đều sẽ sử dụng. Thuốc giãn phế quản giúp mở rộng đường thở hỗ trợ hô hấp đỡ khó khăn hơn cho người bệnh. Thuốc giãn phế quản thường được các bác sĩ sử dụng dạng hít để người bệnh có thể dùng thường xuyên mỗi ngày, thường là 1-2 lần dùng/ngày. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Lưu ý, thuốc giãn phế quản dùng hàng ngày không được dùng trong trường hợp khẩn cấp, thay vào đó các bác sĩ sẽ có thuốc giãn phế quản cấp để kịp thời cứu sống người bệnh trong các tình huống nguy kịch.
  • Corticosteroid: Đây là dạng thuốc chống viêm có steroid có tác dụng mạnh. Bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc chống viêm steroid dạng hít đi kèm với các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài để người bệnh có thể sử dụng
  • Methylxanthines: Đây là thuốc dùng kết hợp với thuốc giãn phế quản trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4. Thuốc Methylxanthines giúp chống viêm và làm giãn cơ trong đường thở.
  • Thuốc long đờm, loãng dịch nhầy trong phổi: Các thuốc này có tác dụng làm loãng các dịch nhầy trong phổi để người bệnh khạc nhổ dễ dàng hơn, thường được chỉ định trong các đợt viêm cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Bỏ hút thuốc lá: Thuốc là, thuốc lào chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn 1, 2, hoặc 3 của bệnh mà không từ bỏ thói quen này, khả năng phổi và phế quản bị tổn thương và chuyển sang giai đoạn 4 là rất cao.
  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên cũng là một biện pháp giúp người bệnh nâng cao thể trạng, điều hòa nhịp thở và giảm các biến chứng của bệnh COPD

Vào thời tiết mùa lạnh, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được giữ ấm đầy đủ, nhất là phần cổ và ngực, bên cạnh đó cũng nên vệ sinh mũi, họng thường xuyên. Tránh uống nước lạnh, ăn đồ lạnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • lamozile-30
    Công dụng thuốc Lamozile-30

    Thuốc kê đơn Lamozile-30 có thành phần chính là Lansoprazol 30mg, dạng bào chế viên nang cứng. Tuân thủ chỉ định và liều dùng Lamozile-30 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • ramol syrup
    Công dụng thuốc Ramol Syrup

    Ramol Syrup là một loại thuốc dạng bột pha siro có hàm lượng 30mg, thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc Ramol Syrup có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp do bất thường ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Bambutor

    Bambutor thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được sử dụng để điều trị trong những trường hợp hen phế quản và các bệnh phổi khác. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Bambutor thông qua bài ...

    Đọc thêm
  • Ozanier 500mg
    Công dụng thuốc Ozanier 500mg

    Ozanier 500mg có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng như: Viêm phổi, viêm phổi trong cộng đồng, nhiễm trùng da/ cấu trúc da, viêm xoang cấp tính, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • shinfemax
    Công dụng thuốc Shinfemax

    Shinfemax được bào chế dạng thuốc tiêm, sử dụng điều trị những nhiễm trùng đường tiết niệu nặng có biến chứng, viêm phổi nặng có kèm nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc da. Để ...

    Đọc thêm