Bệnh viêm bì cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm bì cơ là một bệnh tự miễn, bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Biểu hiện điển hình của bệnh viêm bì cơ là viêm da, viêm cơ và yếu cơ.

1. Bệnh viêm bì cơ là gì?

Bệnh viêm bì cơ là bệnh mô liên kết tự miễn, thường gặp ở hai nhóm tuổi: Trẻ em và người lớn.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm bì cơ là viêm cơ các gốc chi, thương tổn da, da có màu đỏ tím, phân bố ở các vị trí tiếp xúc với ánh sáng như da đầu, mặt (thường xuất hiện nhiều ở quanh mắt), mặt ngoài tay, chân và kèm theo giãn mạch ở các gốc móng.

Người bệnh mắc viêm bì cơ sẽ bị tổn thương chủ yếu là viêm da và cơ.

2. Triệu chứng bệnh viêm bì cơ

Dấu hiệu cận lâm sàng khi mắc bệnh viêm bì cơ là tăng men cơ, phần mô bệnh học có biểu hiện lắng đọng mucin ở vùng da viêm, xâm nhập bạch cầu lympho vùng cơ viêm.

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho
Viêm bì cơ cận lâm sàng xuất hiện sự xâm nhập của bạch cầu lympho vùng cơ bị viêm

Biểu hiện lâm sàng của người mắc bệnh viêm bì cơ nhận thấy qua 3 dấu hiệu:

2.1 Thương tổn da

  • Biểu hiện ban đầu da bị rát, đỏ, sau một thời gian bong vảy, màu da nhạt dần. sau một thời gian xuất hiện bị teo da, sắc tố giảm.
  • Bị sẩn ở vùng da ở khớp ngón tay, bàn tay, khuỷu, khớp gối hoặc chân.
  • Móng tay, móng chân bị rát đỏ. Nguyên nhân do giãn mạch.
  • Ngón tay bị khô da, nứt nẻ, dày sừng
  • Màu da bị loang lổ: do mức độ tổn thương da nặng hơn dẫn tới giảm sắc tố lẫn lộn. lưng, ngực, vùng cố là nơi dễ xuất hiện hiện tượng này nhất.
  • Lắng đọng canxi dưới da: Người trẻ tuổi dễ có dấu hiệu này nhất khi bị viêm bì cơ

2.2 Thương tổn cơ

2.2.1 Yếu cơ

Đây là biểu hiện lâm sàng đầu tiên của người mắc bệnh viêm bì cơ. Người mắc bệnh cảm thấy khó khăn khi cần, nắm các vật nặng, đi lại khó, khó leo cầu thang, đi bộ hay ngồi xổm đều khó, không giơ tay lên cao được,...

2.2.2 Đau cơ

Khi vận động bị đau cơ. Thanh quản, thực quản cũng cảm thấy đau đớn khiến người bệnh bị khó nuốt, khó thở.

2.2.3 Teo cơ

Nếu để bệnh lâu, không được điều trị sẽ khiến người bệnh bị teo cơ, không thể đi lại được.

Xơ cứng teo cơ một bên
Bệnh nhân mắc viêm bì cơ lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ không thể đi lại

2.2.3 Thương tổn khác

  • Sốt cao, toàn thân mệt mỏi, bị rụng tóc,...
  • Đau khớp
  • Khó nuốt thức ăn do thương tổn cơ thực quản
  • Viêm tim cơ
  • Bị khó thở do yếu cơ hô hấp, xơ phổi,...
  • Mắt bị xuất huyết, viêm mống mắt
  • Viêm đa màng
  • Ung thư kèm theo như: Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư ruột,...

3. Nguyên nhân gây mắc bệnh viêm bì cơ

Bệnh viêm bì cơ được đánh giá là bệnh hiếm gặp, chưa tìm ra chính xác nguyên nhân mắc bệnh. Theo nghiên cứu, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ mắc bệnh viêm bì cơ chỉ 1/100.000.

Căn nguyên gây mắc bệnh viêm bì cơ hiện chưa rõ nguyên nhân, nhưng nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố xuất hiện ở người mắc bệnh viêm bì cơ:

  • Di truyền
  • Nhiễm khuẩn: Coxsackie B, Echovirus, Streptococcus pyogenes, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa và hoặc sử dụng kháng sinh.
  • Bệnh ác tính: Viêm bì cơ khởi phát ở đối tượng người lớn tuổi, thường là khối u cứng hoặc khối u ác tính huyết học.
Phenylceton niệu là một bệnh di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây mắc bệnh viêm bì cơ

4. Điều trị bệnh viêm bì cơ

Mục đích của việc điều trị viêm bì cơ để cải thiện sức mạnh của cơ, ngăn chặn teo cơ, cứng khớp, phòng ngừa và giảm biến chứng ngoài cơ, giảm thương tổn da.

Cần làm các xét nghiệm liên quan: Cần xét nghiệm men CPK (Creatine phosphokinase) tăng cao, điện cơ bất thường. Cần siêu âm hoặc X-quang để kiểm tra có các khối u nội tạng không. Trường hợp khó chẩn đoán thì cần làm sinh thiết da và cơ.

Hiện nay có các loại sản phẩm thuốc thường được cho bệnh nhân sử dụng để điều trị:

  • Thuốc bôi: Các mỡ Corticoid bôi thương tổn da.
  • Corticoid: Prednisolon 0,5-1,0 mg/kg/ngày (tiêm tinh mach Solumedrol), tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân. Đặc biệt phải duy trì liều thấp (5-10mg/ngày) trong thời gian lâu dài để tránh bệnh tái phát.
  • Colchicin: Giúp giảm hiện tượng lắng đọng canxi.
  • Hiện nay một số thuốc ức chế miễn dịch khác cũng được sử dụng như: Azathioprin, Cyclophosphamide, Rituximab... Chú ý: Trong giai đoạn cấp tính phải cho bệnh nhân nghỉ ngơi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan