Bị mỡ máu cao có ăn trứng được không?

Trứng là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên nhiều người cho rằng đây là thực phẩm không dành cho người mỡ máu cao. Vậy mỡ máu cao có được ăn trứng không?

1. Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa mỡ trong máu được đánh giá qua lượng cholesterol, triglyceride,... Nếu những chỉ số này cao hơn mức cho phép thì có nghĩa là người bệnh đã bị mỡ trong máu với đặc trưng là cholesterol cao. Lượng cholesterol trong máu vượt mức cho phép sẽ dễ dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt là mạch máu não và mạch vành, làm tăng thêm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ về sau.

2. Mỡ máu cao ăn trứng được không?

Trong thực phẩm trứng có chứa khoảng 60 chất dinh dưỡng, tập trung ở lòng đỏ với tỷ lệ gồm 13,6% đạm, 29,8% chất béo và 1,6% chất khoáng. Trong khi đó lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước, 10,3% đạm, ít chất béo, chất khoáng. Do đó quan niệm ăn nhiều trứng gây thừa cholesterol là sai lầm. Thực tế trứng cung cấp cholesterol cho cơ thể giúp tạo hormon sinh dục, estrogen, testosterone, vitamin D, bảo vệ tế bào, không làm ứ đọng, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp albumin, thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, tốt hơn cả thịt bò. Protein của trứng là protein chuẩn, còn chứa lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần còn đối với bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao trong máu nên ăn ít nhất một quả trứng mỗi tuần. Trẻ em dưới 6 tuổi, ăn 5-6 quả trứng mỗi tuần hoặc mỗi ngày một lòng đỏ giúp phát triển não bộ. Nên ăn trứng nấu chín, không ăn tái lòng trắng do khí tiêu hoá đạm và vitamin B2. Tuy nhiên có thể ăn tái lòng đỏ trứng nếu đảm bảo vệ sinh thực phẩm an toàn.

3. Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều cholesterol tỉ trọng cao khuyến cáo người bệnh mỡ trong máu hạn chế ăn để tránh làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, khiến bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng ăn thì không ảnh hưởng đến mỡ máu nên người bệnh mỡ máu cao tiêu thụ tối đa 2 lần/tuần. Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn:

  • Tránh ăn vào buổi tối do hàm lượng đạm và cholesterol cao dễ gây khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng.
  • Không ăn quá nhiều, tối đa 2 lần/tuần
  • Nên sử dụng kèm rau răm: rau răm và gừng có tính ấm, giúp cân bằng với tính hàn của trứng vịt lộn, cải thiện tiêu hoá tốt hơn. Hơn nữa trứng vịt lộn còn là bài thuốc dưỡng huyết, ích trí, cải thiện sinh lý nên phải ăn kèm rau răm để giảm ham muốn
  • Không ăn trứng vịt lộn đã luộc chín qua đêm vì khi để qua đêm trứng đã mất đi các chất dinh dưỡng, bị vi khuẩn tấn công kể cả còn nguyên quả. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn đúng cách là nên ăn ngay sau khi luộc, không nên để qua đêm.

Một số đối tượng cần hạn chế sử dụng trứng vịt lộn:

  • Bệnh nhân huyết áp cao, tiểu đường: trứng vịt lộn có thể làm tăng huyết áp cũng như ảnh hưởng đến các rối loạn đường máu
  • Bệnh gout: vì quá giàu dinh dưỡng nên người bị bệnh gout cần kiêng không được ăn trứng vịt lộn
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: hệ tiêu hoá còn non nớt, nên tuyệt đối không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn

4. Chế độ ăn cho người tăng mỡ máu

Một số nguyên tắc cần áp dụng để xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân mỡ máu cao gồm có:

  • Giảm năng lượng xuống dưới 1800 kcal, giàu protein, hạn chế chất béo < 15% năng lượng khẩu phần
  • Ăn nhiều rau xanh: 400-500 g/ngày; tăng sử dụng các chế phẩm của đậu tương, cá nếu không tăng huyết áp có thể dùng tương, nước mắm như bình thường
  • Sử dụng dầu thực vật: dầu vừng, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu cám 15g/ngày
  • Các loại thực vật tốt cho người mỡ máu cao gồm rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào, các loại quả mận, bưởi, đào,...; gạo tẻ, bánh mì, gạo nếp dưới 300g/ngày, khoai các loại
  • Hạn chế ăn đường mía, mứt kẹo dưới 20g/ngày, hạn chế hoa quả ngọt. Không nên dùng các loại thức ăn như óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn); dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ,...

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Mỡ máu cao có ăn trứng được không?” cùng những lưu ý giúp ăn trứng - thực phẩm dinh dưỡng đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan