Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7

Trên cơ thể có vô số dây thần kinh giúp các cơ quan tương tác qua lại. Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 không phụ thuộc vào đối tượng, giới tính và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu, giúp người bệnh sớm có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh ngoại biên kiểm soát hoạt động cơ mặt. Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 là liệt cơ mặt hay méo mặt. Tình trạng liệt cơ mặt biến đổi khiến hình dạng mất đi cân đối một phần hoặc toàn phần chính là do hội chứng này gây ra. Tuy nhiên, người bệnh nên hiểu rõ nguyên nhân để không nhầm lẫn với bệnh lý xuất hiện do não chịu tổn thương.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 hầu hết do cơ thể nhiễm khí lạnh không cân bằng với thân nhiệt kịp. Đồng thời khí lạnh chênh lệch lớn với nhiệt độ cơ thể sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp vào dây thần kinh số 7. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng được xác định là ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7:

  • Biến chứng sau khi bệnh nhân bị chấn thương vùng thái dương
  • Biến chứng sau khi chấn thương tại xương chũm
  • Người bệnh có tiền sử viêm ở vị trí tai mũi họng kéo dài...

Ngoài ra, các vấn đề bệnh lý lẫn chấn thương ở khuôn mặt đều sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7.

2. Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7

Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 khá đa dạng, cụ thể:

  • Cơ mặt xệ xuống
  • Cứng cơ mặt đột ngột
  • Không thể nhắm chặt mắt một bên
  • Uống nước hay bị tràn ra ngoài
  • Tê một bên hay toàn khuôn mặt
  • Cười nói khó khăn
  • Đau tai
  • Đau đầu
  • Giảm vị giác
  • Tăng tiết nước bọt và nước mắt

Bên cạnh những biểu hiện phổ biến được phát hiện một số đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Sau đây là một số trường hợp dễ xuất hiện triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 cần chú ý:

  • Người bị bệnh sức khỏe suy yếu
  • Bệnh nhân hay người có sức khỏe miễn dịch kém
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai
  • Đối tượng không thường xuyên vận động
  • Đối tượng ít tiếp xúc với môi trường sống ở ngoài
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch như huyết áp hay xơ vữa động mạnh
  • Đối tượng có thói quen ngủ muộn
  • Đối tượng thường xuyên áp lực dẫn đến tâm lý căng thẳng
  • Đối tượng thường xuyên sử dụng đồ uống có chứa cồn
  • Đối tượng hay ra ngoài và đêm khuya hoặc sáng sớm khiến cơ thể nhiễm lạnh.

Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 có thể do bên ngoài tác động hoặc cơ thể suy yếu mà gây ra. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này thường là tất cả mọi người. Do đó, mỗi biểu hiện khác thường của cơ thể đều cần được lưu ý và điều trị sớm.

3. Chẩn đoán nguy cơ đau dây thần kinh số 7

Bệnh lý đau dây thần kinh số 7 thường sử dụng phương pháp sàng lọc theo triệu chứng để phát hiện sớm. Thêm vào đó bác sĩ sẽ kiểm tra các bó cơ trên khuôn mặt để đánh giá mức độ cũng như tìm ra vị trí đang chịu tổn thương trên khuôn mặt.

Ngoài các kiểm tra tại khoa thần kinh, bệnh nhân sẽ được kiểm tra các cơ quan khác trong vùng mặt. Mỗi cơ quan nếu có xuất hiện u hay đau nhức đều sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt là sự tổn thương của dây thần kinh số 7 khiến các dây thần kinh xung quanh cũng chịu tổn thương.

Thông thường khi chẩn đoán và phát hiện tổn thương đau dây thần kinh số 7 bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp cộng hưởng từ để quan sát các dây thần kinh vùng ngoại biên. Phương pháp chụp cộng hưởng từ có thể đánh giá mức độ tổn thương khoanh vùng điều trị.

Triệu chứng của viêm dây thần kinh số 7 có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chẩn đoán cần đánh giá sàng lọc theo từng nguyên nhân cụ thể. Do đó, bệnh nhân có thể được làm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chỉ số đường huyết để khoanh vùng đánh giá chính xác hơn.

4. Biến chứng sau khi mắc hội chứng liệt dây thần kinh số 7

Sự nguy hiểm khi đau dây thần kinh số 7 tùy thuộc vào mỗi người bệnh. Diễn biến căn căn bệnh này nếu kéo dài không điều trị sẽ dẫn đến phức tạp. Một vài bệnh nhân được ghi nhận xuất hiện biến chứng do không điều trị bệnh từ sớm. Sau đây là một vài biến chứng ở bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7:

  • Biến chứng vùng mắt: Vùng mắt nằm trên khuôn mặt nên sẽ có các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 nếu không điều trị. Theo nghiên cứu và phát hiện, bệnh nhân sau khi xuất hiện hội chứng liệt dây thần kinh số 7 sẽ có nguy cơ mắc bệnh về mắt do biến chứng như viêm giác mạc, viêm kết mạc, lộn mí hay loét giác mạc. Những biến chứng tại mắt có thể phát hiện sớm và điều trị. Bệnh nhân nên tìm hiểu trước các phương pháp để phòng tránh biến chứng ở mắt như đeo kính, nhỏ thuốc hay khâu sụn mí mắt.
  • Giảm độ linh động cơ mặt: Khi dây thần kinh ngoại biên số 7 bị liệt, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ giảm vận động quanh vùng mặt. Tình trạng này dẫn đến cơ mặt co thắt không ổn định dẫn đến mất cảm giác. Thêm vào đó mắt và miệng không thể khép chặt. Bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu và luyện tập cơ để dần phục hồi khả năng vận động cho cơ mặt. Ngoài ra có thể tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp trị liệu có hiệu quả hơn cho vùng cơ này.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: Hội chứng nước mắt cá sấu hay chính là tình trạng tăng tiết nước mắt và nước bọt xảy ra khi bệnh nhân có triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7. Người bệnh cần chú ý dù biến chứng này được đánh giá là khá hiếm khi xuất hiện.

5. Điều trị các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7

Phương pháp điều trị được chọn lựa theo các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 cụ thể. Thông thường ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp trị liệu mát xa cùng châm cứu để giúp dây thần kinh lấy lại cảm giác. Bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có cơ hội khỏi bệnh cao và ít biến chứng hơn. Thông thường khi bệnh mới xuất hiện được điều trị sẽ mất khoảng 3 tuần.

Khi bệnh nhân có tình trạng nặng hơn hoặc phát hiện ở giai đoạn bệnh phát triển bác sĩ có thể can thiệp đồng thời nội ngoại khoa để xử lý tình huống. Thêm vào đó cần nhanh chóng khoanh vùng tổn thương và đánh giá đúng nguyên nhân gây bệnh để có thể kê đơn thuốc hỗ trợ cho điều trị.

Bệnh nhân sau khi điều trị nên chủ động thực hiện các bài tập cơ mặt dưới hướng dẫn của bác sĩ. Thêm vào đó hãy cải thiện những thói quen không tốt và bổ sung đủ dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng chống nguy cơ tái nhiễm cũng như xuất hiện biến chứng.

Trên đây là các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 được Vinmec tổng hợp. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan