Các triệu chứng eczema điển hình

Eczema gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là với eczema trên mặt hay eczema ở trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu về triệu chứng eczema điển hình trong bài viết dưới đây.

1. Eczema là bệnh gì?

Eczema là một căn bệnh ở ngoài da, tình trạng viêm lớp nông của da xảy ra do những yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bệnh thường sẽ xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây khó chịu và khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tự ti, tinh thần giảm sút.

50% trẻ em mắc bệnh này sẽ có thể phát triển thành bệnh hen suyễn hoặc bệnh sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một vài yếu tố như thời tiết, hay thực phẩm, dị ứng môi trường có thể sẽ là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh lý này, làm cho vùng da trở lên bị đỏ và tệ hơn nhưng may mắn là bệnh này sẽ không lây truyền từ người này sang người khác.

Các trẻ nhỏ thường sẽ dễ mắc bệnh này, trong đó thì có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi thì bệnh Eczema thường kéo dài hoặc là mãn tính. Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và những triệu chứng có thể sẽ tái đi tái lại.

2. Các loại bệnh Eczema và triệu chứng nhận biết

Có 7 loại bệnh Eczema khác nhau. Mặc dù là tất cả những loại bệnh Eczema này đều gây ra các triệu chứng tương tự, nhưng tùy từng loại sẽ có những dấu hiệu riêng biệt và cần các phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh viêm da dị ứng:

  • Viêm da dị ứng là loại dạng phổ biến nhất của bệnh Eczema. Ngứa là một triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa. Tình trạng này cũng sẽ gây ra các mảng khô, bị đỏ, có vảy và ảnh hưởng đến mặt, bàn tay hoặc bàn chân, da đầu, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối. Các mảng đó sẽ bị nứt và đóng vảy trong các trường hợp nghiêm trọng và chúng có thể sẽ bị nhiễm trùng.
  • Mặc dù bệnh viêm da dị ứng là một tình trạng mãn tính không có thuốc chữa, nhưng trẻ em có thể sẽ khỏi bệnh hoặc là thấy những triệu chứng cải thiện khi lớn lên.

Bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh:

  • Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể bị phát ban đỏ, rỉ dịch trên da đầu và trên mặt, đặc biệt là cằm, má, trán. Sau này ở các trẻ sơ sinh, phát ban Eczema có thể sẽ nổi lên ở khuỷu tay và đầu gối.

Viêm da tiếp xúc:

  • Viêm da tiếp xúc gây ra những mảng da ngứa và sần sùi hoặc có vảy sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích.

Bệnh tổ đỉa:

  • Là những mụn nước ngứa và chứa đầy chất lỏng phát triển ở dưới da trên bàn tay hoặc bàn chân. Những mụn nước này sẽ thường hình thành ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hai bên ngón tay. Ngoài ra, các mảng da bong tróc, đỏ có thể phát triển. Theo thời gian, vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên dày và nứt nẻ.

Viêm da thần kinh:

  • Viêm da thần kinh gây ra ngứa dữ dội, mãn tính ở những bộ phận cơ thể cụ thể, vết thương và da khô, dày, sần sùi.
  • Ngứa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận trên cơ thể nào và có xu hướng tăng lên khi mọi người thư giãn, hay căng thẳng hoặc cố gắng đi vào giấc ngủ.

Eczema đồng tiền:

  • Các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục bị ngứa, viêm là dấu hiệu nổi bật của bệnh Eczema dạng đồng tiền, còn được gọi là viêm da đồng tiền hoặc Eczema dạng đĩa.
  • Các cụm mụn giống như mụn nhỏ tạo thành mảng hoặc có vảy. Eczema đồng tiền ảnh hưởng đến một hoặc nhiều vùng da, thường là ở cánh tay và chân.

Viêm da tiết bã:

  • Bệnh Eczema bã nhờn thường xuất hiện trên da đầu. Nhưng tình trạng da cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận cơ thể khác có nhiều tuyến sản xuất dầu, chẳng hạn như lưng trên và mũi.
  • Bệnh Eczema bã nhờn trông giống như những mảng da khô, có vảy và có thể gây ra gàu.

Viêm da ứ đọng

  • Những người bị viêm da ứ đọng thường bị sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, có thể có màu đỏ, nâu hoặc xám. Da xuất hiện như vậy là do nước đọng lại dưới da khi ai đó lưu thông kém.
  • Viêm da ứ đọng thường ảnh hưởng đến phụ nữ và những người trên 50 tuổi. Nếu không được điều trị, da có thể hình thành vết loét hở chảy máu và rỉ dịch.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Eczema

Hiện nay vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng eczema. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

Tác nhân thường gặp:

  • Da bị khô: Độ ẩm ở trên da đóng vai trò quan trọng, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại. Khi da bị khô, nó có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm hơn.
  • Ma sát: Thông thường, các vết trầy xước nhỏ không gây chảy máu. Khi da ma sát với những bề mặt được lặp đi lặp lại (như cọ sát với quần áo) thì có thể tạo ra các loại vết rách cực nhỏ, tuy không gây ra chảy máu, nhưng có thể sẽ khiến da dễ bị viêm hơn.
  • Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc là mồ hôi tích tụ nhiều trên da có thể sẽ khiến da bị quá ẩm (ví dụ như dưới nách). Loại độ ẩm này có thể sẽ dẫn đến kích ứng da và bệnh eczema.
  • Nhiệt hoặc lạnh: Quá lạnh hoặc là quá nóng có thể gây ra khó chịu cho bề mặt da. Một trong 2 điều kiện này có thể sẽ gây ra chứng bệnh eczema.
  • Căng thẳng: Căng thẳng sẽ làm thay đổi nội tiết tố và các chức năng miễn dịch. Nó có thể kích hoạt quá trình viêm mọi trên cơ thể, kể cả ở trên bề mặt da.

Chất kích ứng gây viêm da:

  • Chất tẩy rửa, kim loại, xà phòng
  • Mỹ phẩm, kem dưỡng da, sản phẩm chăm sóc tóc
  • Nước hoa
  • Vải may quần áo
  • Sơn và chất đánh bóng hay các vật liệu khác thường được sử dụng trong trang trí nội thất

Phản ứng da:

  • Người bệnh vẫn có thể bị eczema nếu có những thói quen chà xát, gãi da.

Di truyền:

  • Eczema có liên quan đến tình trạng đột biến gen FLG. Theo thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, 20 đến 30% người bệnh bị viêm da dị ứng (một loại chàm) là do bị đột biến gen FLG.

Những yếu tố rủi ro về lối sống

  • Các thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động hàng ngày có thể sẽ làm tăng khả năng phát triển bệnh eczema, như: Da luôn ẩm ướt, tay không chạm vào các loại hóa chất, tiếp xúc thường xuyên với các chất kích ứng hóa học, rửa tay hoặc tắm quá thường xuyên, chà xát hoặc làm da trầy xước.

4. Những cách chữa bệnh eczema

Tuy Eczema chỉ là bệnh ngoài da nhưng những biểu hiện bệnh Eczema nếu như không được điều trị sẽ ngày càng lan rộng, gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bạn có thể lựa chọn những cách chữa bệnh sau:

Sử dụng đến thuốc chữa bệnh Eczema:

  • Thuốc bôi: Thường sẽ có tác dụng tốt với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Một vài loại thuốc mà người bệnh hay được chỉ định như: hồ nước, thuốc tím, dung dịch Jarish, thuốc xanh Methylen, thuốc mỡ kháng sinh, hay thuốc kháng nấm...
  • Thuốc uống: Khi những biểu hiện ngày càng nặng thì việc dùng thuốc uống sẽ giúp điều trị bệnh ở diện rộng hơn. Người bệnh sẽ được dùng: Thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm hay bội nhiễm

Chữa bệnh Eczema từ bằng những bài thuốc dân gian:

Bài thuốc chữa bệnh Eczema bằng mật ong: Với nguyên liệu này, người bệnh chỉ cần bôi lên vùng da bị Eczema mỗi ngày 2 lần. Rồi đợi khoảng 20 phút cho các tinh chất thấm sâu vào da và rửa thật sạch.

Dùng lá ổi để chữa Eczema: Lấy một nắm lá ổi đem rửa thật sạch cùng với nước muối và bỏ vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 phút cho các tinh chất tan trong nước, sau đó để nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị Eczema. Đồng thời sẽ nên lấy bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để tăng thêm công dụng.

Cách dùng lá trà xanh để chữa bệnh Eczema: 1 nắm lá chè xanh, nước lọc, muối, lá chè xanh rửa sạch với nước muối rồi để ráo, vò nát lá chè rồi cho vào ấm nấu sôi lên trong khoảng 10 phút, đợi nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Nên áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi lành bệnh.

Cách dùng rau sam chữa bệnh Eczema: Lấy một nắm rau sam rửa thật sạch rồi xay nhuyễn, vệ sinh da thật sạch rồi đắp rau sam đã xay nhuyễn lên các vùng da mắc bệnh trong vòng 15 phút. Chú ý là nếu ở vị trí khó đắp thì nên nấu rau sam cùng với một chút nước để thành cao bôi lên da. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần, sau 1 thời gian sẽ thấy bệnh có dấu hiệu cải thiện đáng kể.

Hiệu quả của những nguyên liệu tự nhiên trong chữa trị viêm da cơ địa sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người bệnh. Thông thường, những cách này chỉ phù hợp với những người bệnh bị bệnh ở mức độ nhẹ. Đồng thời do tác dụng của các bài thuốc khá chậm, các tinh chất cần thời gian mới có thể thấm sâu vào da và phục hồi những tổn thương. Do vậy, người bệnh cần phải hết sức kiên trì, và thực hiện thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cortimax
    Công dụng thuốc Cortimax

    Cortimax là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số bệnh da liễu. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Cortimax sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • thuốc Trolimax
    Công dụng thuốc Trolimax

    Trolimax thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi da đóng theo tuýp. Thuốc có chứa thành phần chính là Tacrolimus (dưới dạng Tacrolimus monohydrat) 1mg và các tá dược khác.

    Đọc thêm
  • Dimustar
    Công dụng thuốc Dimustar

    Dimustar thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, có thành phần chính là hoạt chất Tacrolimus. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Dimustar sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác ...

    Đọc thêm
  • auslis
    Công dụng thuốc Auslis

    Thuốc Auslis có thành phần chính là L-Cystine, được sử dụng trong điều trị tàn nhang, chàm, sạm da, nốt ruồi son, cháy nắng, viêm da, nổi ban trên da, viêm nhiễm mụn nhọt, nổi mày đay, eczema, mụn trứng ...

    Đọc thêm
  • armephapro
    Công dụng thuốc Armephapro

    Thuốc Armephapro được sản xuất và đăng ký bởi Chi nhánh Công ty cổ phần Armephaco – Xí nghiệp dược phẩm 150. Thuốc Armephapro có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo ...

    Đọc thêm